Địa lý lớp 10 - Nội dung bài 4, bài 5, bài 6

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 10' bắt đầu bởi tkt057, 16/7/14.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    BÀI 4: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÍ TRÊN BẢN ĐỒ

    Yêu cầu: theo các bước sau
    -Tên bản đồ
    -Nội dung bản đồ
    -Các phương pháp thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
    -Trình bày cụ thể về từng phương pháp như sau:
    +Tên phương pháp biểu hiện
    +Phương pháp đó biểu hiện những đối tượng địa lí nào
    +Thông qua cách biểu hiện những đối tượng địa lí của phương pháp này, chúng ta có thể biết được những đặc tính nào của đối tượng địa lí đó.

    Hình 2.2 SGK:
    -Tên bản đồ: Công nghiệp điện Việt Nam
    -Nội dung: Công nghiệp điện Việt Nam, Các trạm 220kv, 500kv
    -Phương pháp biểu hiện:
    Kí hiệu (kí hiệu điểm), kí hiệu theo đường.
    -Đối tượng biểu hiện ở:
    *Kí hiệu điểm: Nhà máy nhiệt điện,thuỷ điện,nhà máy thuỷ điện đang xây dựng,trạm biến áp.
    *Kí hiệu theo đường là: Đường dây 220 KV,500KV,biên giới lãnh thổ.
    -Ta biết được gì:
    *Kí hiệu điểm: Tên các đối tượng(các nhà máy..); vị trí đối tượng; chất lượng quy mô đối tượng.
    *Kí hiệu theo đường: Tên,vị trí, chất lượng đối tượng(thấy được các nhà máy đưa vào sản xuất, các nhà máy đang xây dựng).

    Hình 2.3 SGK:
    -Tên bản đồ: Gió và bão Việt Nam
    -Nội dung: Gió và bảo Việt Nam
    -Phương pháp biểu hiện: kí hiệu chuyển động, kí hiệu đường, kí hiệu.
    -Đối tượng biểu hiện:
    *Kí hiệu chuyển động: Gió,bão.
    *Kí hiệu đường: Biên giới, sông, biển.
    *Kí hiệu: Các thành phố:
    - Ta biết được gì:
    *Kí hiệu chuyển động:Hướng, tần suất của gió,bão trên lãnh thổ
    *Kí hiệu đường: Hình dạng đường biên giới, bờ biển; phân bố mạng lưới sông ngòi.
    *Kí hiệu: Vị trí các TP (Hà Nội, HCM).

    Hình 2.4 SGK:
    -Tên bản đồ: Bản đồ phân bố dân cư châu Á
    - Nội dung: Các đô thị châu Á, các điểm dân cư
    - Phương pháp biểu hiện: Chấm điểm, đường
    - Đối tượng biểu hiện:(Dân cư, đường biên giới,bờ biển).
    - Ta biết được gì:
    *PP chấm điểm:Sự phân bố dân cư ở châu Á nơi nào đông, nơi nào thưa; vị trí các đô thị đông
    *Kí hiệu đường: Hình dạng đường biên giới, bờ biển, các con sông.


    BÀI 5: VŨ TRỤ. HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

    I.Khaí quát về Vũ Trụ, hệ Mặt Trời,Trái Đất trong hệ Mặt Trời.1. Vũ Trụ:
    Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà.

    2.Hệ Mặt Trời:( Thái Dương Hệ)
    Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà gồm:
    -Mặt Trời là định tinh (trung tâm)
    -Tám hành tinh:( Thuỷ,Kim,TĐ, Hoả,Mộc, Thổ,Thiên,Hải)
    -Tiểu hành tinh, vệ tinh,sao chổi,bụi khí...
    3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
    - Vị trí:
    +Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời
    +Khoảng cách TB từ TĐ đến MT là:149,6 tr km + Với khoảng cách trên và sự tự quay làm cho TĐ nhận được của MT một lượng bức xạ phù hợp cho sự sống tồn tại và phát triển.


    II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.1.Sự luân phiên ngày đêm
    Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày đêm; Nơi nhận tia nắng là ban ngày,nơi khuất trong tối là ban đêm.


    2.Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày q.tế.
    Cùng một thời điểm,các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau ( giờ địa phương( giờ Mặt Trời)
    -Giờ múi: Là giờ thống nhất trong từng múi,lấy theo giờ của KT giữa của múi đó.
    -Giờ GMT là giờ của múi số 0 lấy theo giờ của KT gốc đi qua giữa múi đó(giờ quốc tế)
    - Đường chuyển ngày quốc tế: KT 180o:
    +Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày
    +Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày


    3.Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít.
    -BBC:Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát
    -NBC:Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát
    -LựcCriôlít→khối khí,dòng biển, đường đạn


    BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT
    I.Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
    -Khaí niệm: Là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

    -Nguyên nhân : Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
    - Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam(22/12) lên chí tuyến Bắc(22/6)
    - Khu vực có hiện tượng MT lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến
    - Khu vực có hiện tượng MT lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam
    -Khu vực không có hiện tượng MT lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

    II. Các mùa trong năm:-Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
    - Mỗi năm có 4 mùa:
    +Mùa xuân:từ 21/3(lập xuân)→22/6(hạ chí).
    +Mùa hạ:từ 22/6(hạ chí) đến 23/9(thu phân).
    +Mùa thu: từ 23/9(thu phân) đến 22/12( ĐC)
    +Mùa đông:từ 22/12(ĐC) đến 21/3(XP).
    -Ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu. Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng không đổi phương khi chuyển động, nên Bắc bán cầu và Nam bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

    III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độKhi chuyển động, do trục TĐ nghiêng, nên tùy vị trí của TĐ trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
    - Theo mùa:
    * Ở BBC:
    Mùa xuân, mùa hạ:
    + Từ 21/3 đến 23/9 ngày dài hơn đêm.
    + Ngày 21/3: mọi nơi ngày bằng đêm =12 giờ.
    + Ngày 22/6: thời gian ngày dài nhất.
    Mùa thu và mùa đông:
    + Từ 23/9 đến 21/3 năm sau: ngày ngắn hơn đêm.
    + Ngày 23/9: mọi nơi ngày bằng đêm =12 giờ.
    + Ngày 22/12: thời gian ngày ngắn nhất.
    * Ở NBC thì ngược lại:
    - Theo vĩ độ:
    + Ở Xích đạo quanh năm ngày bằng đêm.
    + Càng xa Xích đạo thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.
    + Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.
    +Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.
    Loading...

Chia sẻ trang này