Địa lý lớp 11 - Nội dung bài 4, bài 5, bài 6

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 11' bắt đầu bởi SV2013, 17/7/14.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Bài 4: Thực hành.
    Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển
    I. Xác định yêu cầu: Xác định cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các đang phát triển.

    II. Nội dung chính:
    1. Tự do hoá thương mại

    - Cơ hội: Mở rộng thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển.
    - Thách thức: Trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế.

    2. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
    - Cơ hội: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức.
    - Thách thức: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về trình độ phát triển kinh tế.

    3. Sự áp đặt nối sống, văn hoá của các siêu cường
    - Cơ hội: Tiếp thu các tinh hoa văn hoá của nhân loại.
    - Thách thức: Giá trị đạo đức biến đổi theo hướng xấu, ônhiễm xã hội, đánh mất bản sắc dân tộc.

    4. Chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận

    - Cơ hội: Tiếp nhận đầu tư, công nghệ, hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật.
    - Thách thức: Trở thành bãi thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển.

    5. Toàn cầu hoá trong công nghệ

    - Cơ hội: Đi tắt, đón đầu từ đó có thể đuổi kịp và vựt các nước phát triển.
    - Thách thức: Gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài, nguy cơ tụt hậu.

    6. Chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại
    - Cơ hội: Thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh hơn, hoà nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới.
    - Thách thức: Sự cạnh tranh quyết liệt.

    7. Sự đa dạng hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế

    - Cơ hội: Tận dụng tiềm năng thế mạnh toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước.
    - Thách thức: Chảy máu chất xám, gia tăng tốc độ cạn kiệt tài nguyên.

    * Tổng kết:
    - Cơ hội:

    + Khắc phục các khó khăn, hạn chế về vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, công nghệ.
    + Tận dụng các tiềm năng của toàn cầu để phát triển nền kinh tế xã hội đất nước.
    + Gia tăng tốc độ phát triển.

    - Thách thức:

    + Chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn.
    + Chịu nhiều thua thiệt, rũi ro: tụt hậu, nợ nhiều, ô nhiễm, mất quyền tự chủ nền kinh tế…

    BÀI 5:
    MỘT SỐ VẦN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
    TIẾT 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI

    I. Một số vấn đề tự nhiên* Kh
    í hậu: Đa dạng - Khó khăn: Khô nóng
    * Cảnh quan: Rừng nhiệt đới ẩm, nhiệt đới khô - Khó khăn: Hoang mạc, bán hoang mạc, xa van...
    * Khoáng sản: Phân bố nhiều nơi với nhiều loại - Khó khăn: Khoáng sản và rừng đang bị khai thác quá mức.
    * Sông ngòi: Sông Nin... => khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên

    II. Một số vấn đề dân cư và xã hội

    - Tỉ suất sinh cao nên DS tăng nhanh
    - Tuổi thọ TB thấp
    - Dịch bện HIV
    - Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục
    - Xung đột sắc tộc, đói nghèo, bệnh tật
    => được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ
    chức TG

    III. Một số vấn đề Kinh tế

    - Đa số các nước Châu Phi nghèo, kém phát triển
    - Nguyên nhân:
    + Hậu quả của sự thống trị lâu dài chủ nghĩa thực dân
    + Xung đột, chính phủ yếu kém,….- Nền KT châu Phi cũng đang thay đổi tích cực

    Bài 6: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ

    TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
    I. Lãnh thổ và vị trí địa lí

    1. Lãnh thổ

    - Trung tâm Bắc Mĩ => lãnh thổ cân đối => thuận lợi cho phân bố SX và phát triển GT
    - Bán đảo A-lax-ca và Haoai

    2.Vị trí địa lí

    - Nắm ở Tây bán cầu
    - Giữa 2 đại dương: Thái Bình Dương& Đại Tây Dương.
    - Tiếp giáp Canada và Mĩ Latinh.
    => Ý nghĩa:
    - Không bị tàn phá trong 2 cuộc chiến tranh thế giới.
    - Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
    - Giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường biển, phát triển KT biển.

    II. Điều kiện tự nhiên
    1. Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mĩ
    Phía Tây

    Địa hình, đất đai:
    Các dãy núi trẻ cao, theo hường bắc-nam, xen giữa là bồn địa, cao nguyên.
    Ven Thái Bình dương có đồng bằng nhỏ

    Sông ngòi:
    Nguồn thủy năng phong phú

    Khí hậu:
    Ven biển: cận nhiệt và ôn đới hải dương
    Nội địa: hoang mạc và bán hoang mạc

    Khoáng sản:
    Kim lọai màu

    Giá trị KT:
    - CN luyện kim màu, năng lượng
    - Chăn nuôi

    Vùng Trung Tâm

    Địa hình, đất đai:
    Phía bắc là gò đồi thấp, phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ

    Sông ngòi:
    Hệ thống sông Mit-xi-xi-pi

    Khí hậu:
    Phía bắc: ôn đới
    Phía nam: cận nhiệt

    Khoáng sản:
    Phía bắc: than, sắt
    Phía nam: dầu khí

    Giá trị KT:
    - Thuận lợi trồng trọt
    - CN luyện kim đen, năng lượng

    Phía Đông

    Địa hình, đất đai:
    Núi trung bình, sườn thoải, nhiều thung lũng cắt ngang
    Đồng bằng phù sa ven biển rông màu mỡ

    Sông ngòi:
    Nguồn thủy năng phong phú

    Khí hậu:
    Cận nhiệt và ôn đới hải dương

    Khoáng sản:
    Than, sắt

    Giá trị KT:
    - Thuận lợi trồng trọt
    - CN luyện kim đen, năng lượng

    2. A-la-xca và Haoai

    - A-la-xca: đồi núi, giàu có về dầu khí
    - Haoai: nằm giữa Thái Bình Dương, phát triển du lịch và hải sản

    III. Dân cư

    1. Gia tăng dân số

    - Dân số đứng thứ 3 TG.
    - DS tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á
    - Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động

    2. Thành phần dân cư

    - Đa dạng:
    + 83% : nguồn gốc chủ yếu từ châu Âu
    + Gốc chấu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh
    + Dân Anhđiêng còn 3 triệu người
    => Nền VH phong phú, thuận lợi phát triển du lịch.
    - Quản lí XH khó khăn.

    3. Phân bố dân cư.

    - Tập trung ở :
    + Vùng Đông Bắc và ven biển
    + Sống chủ yếu ở các đô thị
    - Dân cư có xu hướng chuyển từ Đông Bắc xuống phía Nam và ven TBD
    Loading...

Chia sẻ trang này