Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt ở nữ sinh

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 12/3/14.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    hiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn ngưỡng quy định do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu do bất kể lý do gì. Thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu do thiếu sắt là vì sắt cần thiết cho quá trình tạo hemoglobin. Nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng là do thiếu thực phẩm giàu sắt hoặc có mặt nhiều chất ngăn cản hấp thu sắt. một nguyên nhân khác gây thiếu máu là do cơ thể tăng nhu cầu dinh dưỡng khi có thai, cơ thể trẻ em, trẻ em ở tuổi vị thành niên, nhất là trẻ em gái.

    [​IMG]

    Trẻ gái ở tuổi dậy thì dễ bị thiếu sắt hơn trẻ trai vì các em cần rất nhiều chất sắt nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của cơ thể và bù lại sự mất máu do kinh nguyệt. Trong khi đó, các em lại có khuynh hướng ăn uống thiếu chất sắt hơn các bé trai. Một số trẻ gái trong vòng 2 - 3 năm đầu, chu kỳ kinh không ổn định do nội tiết tố không ổn định, mỗi lần có kinh kéo dài 1 – 2 tuần, hoặc lượng máu mất trong mỗi lần có kinh nhiều gây ra tình trạng thiếu máu.

    Dấu hiệu nhận biết thiếu máu

    Người bị thiếu máu thường mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi làm việc gắng sức, da xanh xao, niêm mạc mắt, nướu răng và da lòng bàn tay nhợt nhạt… Để chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm huyết học.

    Thiếu máu gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe: Việc thiếu sắt sẽ làm giảm lượng chất sắt dự trữ trong não, tác động không tốt đến các enzym và tế bào thần kinh vốn ảnh hưởng đến khả năng học hành. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em nữ thường học toán không giỏi bằng trẻ em nam. Học sinh bị thiếu máu trong lớp hay ngủ gật, giảm trí nhớ, mệt mỏi, kém tập trung, kết quả học tập kém. Trẻ em gái bị thiếu máu dễ dẫn đến thiếu máu trầm trọng khi có thai sau này và dễ gặp các tai biến khác khi sinh đẻ.

    [​IMG]

    Người bị thiếu máu thường mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung. Ảnh: Getty Images

    Phòng bệnh và cải thiện tình trạng thiếu sắt

    • Cải thiện bữa ăn: Lựa chọn thực phẩm giàu sắt cho bữa ăn gia đình. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm: các loại ốc; các loại thịt như thịt bò, thịt heo, gan heo, cá ngừ; lòng đỏ trứng; các loại rau như dền, ngót, muống… và các loại đậu. Dùng thêm nước mắm, bánh… có bổ sung chất sắt.
    • Chất sắt có nguồn gốc từ động vật dễ hấp thu hơn từ thực vật. Dùng thêm trái cây tươi giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, táo, sơ ri, đu đủ, chuối… ) sau bữa ăn có thực phẩm giàu sắt sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Không nên uống nước trà đặc quá gần bữa ăn mà chỉ uống cách sau bữa ăn từ 2 giờ trở đi vì chất tanin trong trà sẽ hạn chế việc hấp thu sắt.
    • Những trường hợp bị rong kinh-rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết. Trường hợp rong kinh-rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị.
    • Thông thường, với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng thì cũng không cần bổ sung viên sắt khi có kinh. Việc sử dụng viên sắt để uống cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tùy tiện dùng. Nên lưu ý là sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu, do vậy để cơ thể tăng cường hấp thu sắt nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh…[​IMG]
    Lữ Thị Trúc Mai
    Nguồn EBE.vn
    Loading...

Chia sẻ trang này