Vì sao mẹ béo phì mà thai nhẹ cân?

Thảo luận trong 'Gia đình' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 17/6/15.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Có rất nhiều mẹ bầu lo lắng với tình trạng tăng cân của mình, thậm chí có mẹ tăng đến 20kg trong suốt thai kỳ nhưng thai nhi vẫn nhẹ ký, bé sinh ra có khi chỉ 2,5kg. Nguyên nhân của vấn đề này từ đâu?

    Dinh dưỡng đến thai nhi thông qua 3 nguồn: khẩu phần ăn của mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và sự tổng hợp chất dinh dưỡng từ nhau thai. Nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Ngược lại mẹ ăn uống thiếu khoa học hoặc ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân, nhưng thai nhi không hấp thu được cũng làm cho bé sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

    1. Ăn quá nhiều

    Mẹ ăn nhiều nhưng chưa đầy đủ các loại thực phẩm với chất lượng nguồn dinh dưỡng kém sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất, dẫn đến chậm phát triển.

    Ngoài ra, nếu mẹ ăn quá nhiều dẫn tới béo phì, thừa cân có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, tiểu đường, sinh mổ, thậm chí thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sản giật.

    2. Thiếu sắt

    Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng, nhẹ cân, chỉ số thông minh thấp…

    3. Mẹ hay ăn đêm

    Việc ăn đêm không những chẳng cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả mẹ nữa. Tốt nhất là trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, mẹ có thể uống một cốc sữa để ngủ ngon hơn, đồng thời có lợi cho sức khỏe của mẹ và em bé.

    4. Bổ sung sớm canxi

    Đây cũng nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Nếu mẹ uống quá nhiều canxi cũng có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.

    5. Nhau thai kém phát triển

    Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển ấy cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.

    • Mẹ bầu nên cung cấp dinh dưỡng thế nào?
    [​IMG]

    Mẹ phải có chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng khoa học (Ảnh minh họa: Internet)

    Để vẫn cung cấp đủ dưỡng chất giúp thai nhi sinh ra không bị nhẹ cân và mẹ không bị béo phì, mẹ phải có chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng khoa học. Bà bầu cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và tăng cân hợp lý.

    Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng, sữa chỉ nên ăn từ 150g – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, mẹ chỉ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.

    Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang tăng cân bất thường là tăng quá 1,5kg/tuần trong suốt quý II, tăng quá 1kg ở tuần bất kỳ của quý III, không tăng cân trong 2 tuần liên tiếp, hoặc từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8 của thai kỳ.

    Loading...

Chia sẻ trang này