7 sai lầm thường gặp khi nấu và cho con ăn dặm

Thảo luận trong 'Chăm sóc bé' bắt đầu bởi tkt057, 16/6/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    Hiện nay, do điều kiện kinh tế khá giả, cộng với việc đẻ ít con nên các gia đình đều rất quan tâm đến trẻ và luôn cố gắng đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé nhà mình. Mọi ông bố bà mẹ đều mong con mình phát triển tối ưu về thể chất lẫn trí tuệ.

    Thế nhưng, nhiều bà mẹ dù đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào bữa ăn cho trẻ mà bé vẫn không thích ăn và không tăng đủ cân. Lý do là họ chưa biết nấu đúng cách hoặc sai lầm trong cách cho con ăn. Chính vì thế dẫn đến việc các bé không thích ăn, hay nôn ói… dẫn đến còi cọc, suy dinh dưỡng hoặc hay rối loạn tiêu hóa.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tùy vào lứa tuổi và khẩu vị của từng bé mà mẹ có thể chế biến cho phù hợp nhưng phải đảm bảo làm sao bát bột/cháo luôn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất đạm(thịt, cá, trứng, tôm… ), chất béo (dầu, mỡ), chất bột đường(bột, gạo), vitaminkhoáng chất (rau xanh, củ). Ngoài ra, các chất này cần được cân đối lượng vừa phải để vừa cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất, vừa giúp bé hấp thu và tiêu hóa tốt.

    Dưới đây là 7 sai lầm trong việc nấu và cho bé ăn dặm mà các bà mẹ hiện đại hay mắc phải.

    [​IMG]

    Mọi ông bố bà mẹ đều mong con mình phát triển tối ưu về thể chất lẫn trí tuệ. Ảnh: Getty Images

    1. Cho trẻ ăn dặm quá sớm
    Thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy vậy, có rất nhiều bà mẹ cho con ăn bột từ khi bé mới được 3, 4 tháng và nếu thấy con thích thú lại cho bé ăn nhiều ngay. Lúc này khả năng tiêu hóa tinh bột của bé còn kém, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

    2. Bắt con ăn quá nhiều và phải ăn hết khẩu phần

    Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và mẹ nên cung cấp một lượng vừa phải. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, mà bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, bé sẽ chán và sợ ăn.

    3. Quá ưu tiên đạm

    Nhiều mẹ nấu bột cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… và nghĩ như thế mới đủ chất nhưng lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ. Bát bột phải đảm bảo cân đối 4 nhóm thực phẩm.

    4. Chỉ cho ăn nước, không ăn cái

    Hiện nay ít bà mẹ mắc sai lầm này hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, vẫn có chị em ninh xương, nghiền rau, xay thịt chỉ lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con vì nghĩ như thế cũng đủ chất rồi hay sợ trẻ bị hóc, ói. Thực ra, các chất dinh dưỡng, vitamin nằm trong phần xác thực phẩm là chính.

    5. Không cho hoặc cho rất ít dầu

    Điều này khiến bát bột không cung cấp đủ năng lượng cho trẻ. Thực ra dầu ăn dễ tiêu hóa lại rất giàu năng lượng và giúp hòa tan các chất khác khiến cơ thể dễ hấp thu. |

    6. Nghiền nhuyễn mọi thức ăn

    Mẹ nghiền nhuyễn thức ăn khiến bé không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến nhanh chán. Nhiều trẻ 3 tuổi đi mẫu giáo không ăn được cơm cùng các bạn do ở nhà bố mẹ vẫn cho ăn cháo xay. Ngoài ra, nhiều phụ huynh có thói quen nấu một nồi cháo có đầy đủ thịt, rau từ sáng rồi để bé ăn cả ngày, đến bữa nào lại lấy ra xay rồi nấu lại. Với cách này, cháo bữa sau sẽ có mùi khó chịu, rau giảm chất lượng và chắc chắn trẻ sẽ không thích ăn.

    7. Các bữa ăn kéo dài quá

    Nhiều mẹ cố bắt con ăn hết bát bột, vừa ăn vừa chơi hay đi rong có khi kéo dài cả 1-2 tiếng. Điều này vừa làm bát bột vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán. Hơn nữa bữa ăn kéo dài khiến thời gian tới bữa sau quá ngắn, bé còn chưa kịp cảm thấy đói. Vòng luẩn quẩn này khiến bé ngày càng không muốn ăn. Tốt nhất, bữa ăn chỉ nên kéo dài nhiều nhất là 30 phút, dù bé mới ăn được ít cũng nên kết thúc.

    Nguồn ebe​
    Loading...

Chia sẻ trang này