Bạn biết gì về Mặt trận Việt Minh?

Thảo luận trong 'Lịch sử phổ thông' bắt đầu bởi douplehuynh254, 22/12/13.

Loading...
  1. douplehuynh254

    douplehuynh254 Thành viên mới

    "Hãy nêu vai trò của Việt Minh trong cách mạng tháng Tám"
    Loading...
  2. truongkienthuc

    truongkienthuc Administrator

    Quân đội Nhật ở Đông Dương hoang mang tột độ. Chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật hoàn toàn bị tê liệt. Thời cơ có một không hai và thời điểm lịch sử đó đòi hỏi Việt Minh phải phát huy cao độ trí tuệ, sức mạnh toàn dân tộc mau chóng giành thắng lợi.

    Từ ngày 14 đến 16-7-1945, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đánh chiếm phủ Yên Bình, Chợ Chu và Phủ lỵ Yên Thế. Cùng với việc tiến công quân sự, Mặt trận Việt Minh tiếp tục vận động nhân dân đẩy mạnh và mở rộng các cuộc biểu tình chống thuế, chống bắt phu, bắt lính, phá kho thóc Nhật. Các đội danh dự diệt tề, trừ gian hoạt động ở khắp mọi nơi, kể cả ở Hà Nội, tạo khí thế rầm rộ chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

    Ngày 9-8-1945, Thường trực Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị nêu rõ: Nhiệm vụ cấp bách của các hội, đoàn thể và các giới là chống nạn bắt phu làm đường, làm cầu và tổ chức việc tự vệ, canh gác bảo vệ dân làng. Ngày 12-8-1945, Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng do Tổng bộ Việt Minh thành lập đã ban hành Mệnh lệnh khởi nghĩa, trong đó nêu rõ: Lúc này là lúc quân sự hành động, kỷ luật phải nghiêm. Ủy ban nhân dân cùng toàn thể dân chúng phải phối hợp với bộ đội, chuẩn bị mọi mặt tiếp tục đấu tranh giành quyền độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc.

    Cùng ngày, Trung ương Đảng cùng Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Ủy ban phát đi bản Quân lệnh số 1: "Giờ tổng khởi nghĩa đã đến! Cơ hội có một không hai cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành quyền độc lập của nước nhà”.

    Ngày 14-8-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Lời hiệu triệu quốc dân đồng bào, nêu rõ: "Phát xít Nhật đã gục đầu hàng Anh, Mỹ, Nga, Tàu… Trước cơ hội có một không hai ấy, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân giải phóng Việt Nam, tung xương máu ra đánh giặc Nhật, đòi lấy tự do, hạnh phúc cho nhân dân” (1)

    Đại hội Quốc dân Tân Trào do Tổng bộ Việt Minh triệu tập diễn ra vào ngày 16-8-1945. Đại hội xem xét những diễn biến lớn của tình hình thế giới và trong nước, kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng đoàn kết, phấn đấu thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh nhằm xây dựng chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang và đảm bảo những quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

    Đại hội quyết định thành lập Ủy ban Giải phóng dân tộc, một hình thức Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam độc lập, thay mặt quốc dân giao thiệp với nước ngoài và chủ trì mọi công việc trong nước.

    Ủy ban Giải phóng dân tộc cử ra Ủy ban Thường trực gồm 5 vị: Hồ Chí Minh, Trần Huy Liệu, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Lương Bằng, Dương Đức Hiền. Đại hội Quốc dân Tân Trào cũng quy định: Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng 5 cánh. Quốc ca là bài Tiến quân ca.

    Ngay sau kết thúc Đại hội, Cụ Hồ đã gửi thư kêu gọi đồng bào, các đoàn thể cứu quốc, cán bộ chiến sĩ cả nước khởi nghĩa giành chính quyền và khẳng định: Việt Minh là cơ sở cho sự đoàn kết, phấn đấu của toàn dân tộc trong lúc này.

    Người kêu gọi mọi con dân đất Việt yêu nước hãy mau mau gia nhập Việt Minh, làm cho Việt Minh rộng lớn, mạnh mẽ. Ủy ban Giải phóng dân tộc cũng như Chính phủ lâm thời của ta lúc này hãy đoàn kết chung quanh Việt Minh, làm cho các chính sách của Việt Minh được thi hành trong cả nước.

    Ở Hà Nội, từ ngày 17-8-1945 các đơn vị tuyên truyền xung phong của Việt Minh đã biến cuộc biểu dương lực lượng của các tổ chức thân Nhật thành cuộc mít tinh ủng hộ Việt Minh, kêu gọi khởi nghĩa. Chiều 17-8-1945, tại Quảng trường Nhà hát Lớn, những cán bộ Việt Minh được phân công đã biến cuộc mít tinh do Tổng bộ Viên chức địch tổ chức thành cuộc mít tinh và diễu hành ủng hộ Việt Minh khởi nghĩa. Sáng 18-8-1945, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố phường.

    Sáng 19-8-1945, hàng vạn dân chúng Hà Nội tập hợp trước cửa Nhà hát Lớn nghe đại biểu Ủy ban Quân sự cách mạng đọc Lời hiệu triệu của Việt Minh. Và sau đó chuyển thành cuộc biểu tình vũ trang giành chính quyền.

    Hưởng ứng Lời hiệu triệu của Việt Minh, từ ngày 17-8 đến 28-8-1945, các địa phương trong cả nước, nhân dân đã lần lượt nổi dậy giành chính quyền.

    Ngày 25-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Theo đề nghị của Người, ngày 28-8-1945 Ủy ban Giải phóng dân tộc Việt Nam đổi thành Chính phủ lâm thời nhằm thực hiện đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân, các đảng phái yêu nước và những nhân sĩ tiến bộ.

    Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình đã diễn ra cuộc mít tinh lớn chào mừng Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nghe Chủ tịch Chính phủ tuyên đọc Tuyên ngôn Độc lập.

    Chính tại cuộc mít tinh lịch sử đó, ông Nguyễn Lương Bằng – đại diện Tổng bộ Việt Minh đã đọc bài diễn văn quan trọng, nêu rõ vai trò quan trọng, sứ mệnh lịch sử quanh vinh của Mặt trận Việt Minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và nêu rõ: Quyền độc lập của chúng ta hãy đương còn mong manh. Giành chính quyền là một việc khó, giữ vững chính quyền lại càng khó hơn. Việt Minh suốt mấy năm nay kiên quyết phấn đấu, chịu bao hy sinh, đau đớn mới có độc lập.

    Ngày nay chính quyền đã được thành lập. Việt Minh không cho thế là đủ. Việt Minh biết rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Bởi vậy, Tổng bộ Việt Minh quyết lãnh đạo đồng bào san phẳng mọi trở lực đặng giữ vững quyền độc lập.

    Thay mặt Tổng bộ Việt Minh, ông Nguyễn Lương Bằng kêu gọi quốc dân đồng bào quyết tâm giữ vững quyền độc lập đã giành được, không ỷ lại vào người khác, phải tự ta vun trồng lấy tự do, hạnh phúc, một lòng ủng hộ Chính phủ, sẵn sàng đập tan kế hoạch xâm lược của thực dân Pháp. Khẩu hiệu đề ra lúc này là "Đoàn kết, phấn đấu, củng cố nền độc lập”, lúc này, ai là người yêu nước cũng có thể phụng sự Tổ quốc. Người có tiền giúp tiền, kẻ có sức giúp sức, người có tài trí giúp tài trí. Tất cả phải góp vào một viên đá, một hòn gạch đặng xây dựng lâu đài dân tộc Việt Nam.

    Diễn văn của Việt Minh trong ngày Tuyên ngôn Độc lập chính là Chương trình hành động cô đọng, thể hiện những quan điểm, chủ trương cơ bản của Mặt trận Việt Minh sau khi giành được chính quyền.

    Tổng kết lịch sử 80 năm hình thành và phát triển của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam khẳng định: Từ hình thức tổ chức Mặt trận đầu tiên – Hội Phản đế Đồng minh qua 15 năm với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh đã hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân.

    Thắng lợi của Mặt trận Việt Minh trước hết là kết quả của sự định hình đúng đắn của Đảng về sự chỉ đạo chiến lược giữa nhiệm vụ phản đế và điền địa; giữa dân tộc và giai cấp; là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lê nin với chủ nghĩa yêu nước.

    Việt Minh không chỉ đạt tới đỉnh cao về tính dân tộc, mà còn là một mẫu hình về một Mặt trận mang tính hiệu triệu, thức tỉnh cao độ tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân.

    Dưới ngọn cờ Việt Minh, mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội đều được điều hòa, xử lý trên tinh thần nhân nhượng vì lợi ích tối cao là độc lập dân tộc. Sức hấp dẫn kỳ diệu của Việt Minh chính ở chỗ Việt Minh đã đáp ứng tối đa nguyện vọng và lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân nên mọi người ai cũng thấy có mình trong đó. Vì vậy, họ sẵn sàng hy sinh, bảo vệ Việt Minh.

    Nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, người viết bài này muốn chuyển đến bạn đọc khí phách anh hùng của dân tộc ta ở "một thời đáng nhớ”, thời mà Việt Minh dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát động và phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm một cuộc đổi đời bằng giành chính quyền về tay nhân dân, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    Nguyễn Túc
    - Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam
  3. HuyNam

    HuyNam Thành viên mới

    Bổ sung thêm phần trả lời

    Đối với Cách mạng tháng Tám: - Mặt trận Việt Minh đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân, hình thành nên lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng; động viên được sức mạnh cả dân tộc, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phân hóa và cô lập kẻ thù nhằm chĩa mũi nhọn đấu tranh đánh đổ chúng. - Trên cơ sở phát triển các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh, lực lượng vũ trang cách mạng đã từng bước hình thành và phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp để nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. - Mặt trận Việt Minh có công lớn trong việc phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, trong việc chỉ đạo phong trào kháng Nhật cứu nước, tạo tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, trong việc triệu tập và tiến hành thành công Quốc dân Đại hội Tân Trào ngày 16 và 17/8/1945, huy động nhân dân tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giành được thắng lợi. - Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Mặt trận Việt Minh tung bay trong cả nước và trở thành Quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, được Quốc hội khoá I thông qua. - Việc thành lập Mặt trận Việt Minh là một sáng tạo của Đảng và Hồ Chí Minh, là một điển hình thành công trong công tác mặt trận của Đảng ta.

Chia sẻ trang này