Chia sẻ kinh nghiệm: "10 lỗi thường gặp trong soạn thảo và sử dụng bản mô tả công việc"

Thảo luận trong 'Quản trị kinh doanh' bắt đầu bởi Kiên Phạm, 17/9/13.

Loading...
  1. Kiên Phạm

    Kiên Phạm Thành viên mới

    Bản mô tả công việc là tài liệu không thể thiếu trong quản trị nhân sự như tuyển dụng, giao việc, đãi ngộ, đánh giá thành tích, đào tạo…Qua kinh nghiệm tư vấn cho nhiều doanh nghiệp, chúng tôi tổng hợp và chia sẻ với các bạn những lỗi thường gặp, cần tránh sau đây:
    1. Chức danh không chuẩn hoá, khó hiểu:
    Khi tuyển dụng sẽ làm cho người lao động không hình dung được công việc. Do đó, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội tìm được ứng viên phù hợp. Điều này dẫn đến lãng phí thời gian và tiền bạc mà lại không tuyển được người như mong muốn.
    2. Mô tả những việc không làm trong thực tế :
    Sẽ làm sai lệch giá trị của công việc, dẫn đến thiếu chính xác và công bằng trong trả lương. Do vậy khi soạn thảo, bạn cần đảm bảo rằng đang mô tả đúng với thực tế, không đưa vào những việc mà họ không còn làm ở hiện tại cũng như những việc mà trong tương lai mới thực hiện.

    3. Mô tả quá chi tiết và/hoặc có quá nhiều thông tin:
    Bạn đừng nên tham vọng bản mô tả công việc sẽ thay thế cho mọi hướng dẫn, nội quy, quy định, cam kết…vì sẽ không bao giờ là đủ. Bản mô tả công việc sẽ nhanh chóng bị lỗi thời vì các hướng dẫn, quy định… thì thường xuyên thay đổi. Mặt khác, quá nhiều thông tin trong bản mô tả làm cho người lao động khó xác định được những công việc chủ yếu mà họ phải làm là gì.
    Đối với các trách nhiệm công việc chủ yếu, bạn nên tóm ra từ 5 - 7 các nhiệm vụ lớn và với mỗi nhiệm vụ bạn có thể sử dụng từ 2- 3 các đầu công việc nhỏ để diễn giải, làm rõ ý. Các câu không nên dài quá 2 dòng và hãy bắt đầu bằng một động từ.
    4. Mô tả các kiến thức, kỹ năng… mà người lao động đang có:
    Hãy nhớ bạn đang mô tả công việc chứ không phải là mô tả con người. Bạn nên xem xét kỹ các trách nhiệm công việc trước khi xác định các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng…đối với người thực hiện và đảm bảo rằng những yêu cầu đưa ra là thật sự cần thiết cho công việc.
    5. Sử dụng những thuật ngữ viết tắt, khó hiểu:
    đặc biệt là về các lĩnh vực chuyên ngành….sẽ gây khó khăn cho người đọc để hiểu những gì bạn muốn truyền đạt. Trong mọi trường hợp có thể, bạn nên diễn giải, cụ thể những thuật ngữ này bằng những từ ngữ trong sáng, dễ hiểu hơ.

    Xem đầy đủ tại: http://www.macconsult.vn/letter/?id=14
    Loading...

Chia sẻ trang này