Chiến Thắng Sự Lười Biếng

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm thi cử' bắt đầu bởi Nguyễn Hoàng, 18/3/14.

Loading...
  1. Nguyễn Hoàng

    Nguyễn Hoàng Thành viên mới

    Chào các bạn. Sau 1 khoảng thời gian tạm nghỉ thì hôm nay chúng tôi sẽ quay lại với những vấn đề xung quanh việc thi cử. Đây là bài viết đầu tiên của chúng tôi cho mùa thi 2013-2014.
    Tất cả chúng ta đều biết rõ những việc chúng ta nên làm trong cuộc sống, mà cụ thể ở đây là ôn bài cho kỳ thi quan trọng (vd như thi HK), nhưng vì một lý do nào đó, chúng ta không bao giờ thật sự bắt tay vào làm cho đến khi mọi việc đã quá trễ. Thói quen này, ko may là nó xuất hiện ở mọi nơi và ảnh hưởng đến hầu hết mọi người chúng ta. Nó đã ngăn chặn mọi hành động mà chúng ta biết là sẽ mang lại lợi ích cho chính ta. Nghe thật tồi tệ phải ko? 1 trong những trở ngại lớn nhất mà chúng tôi muốn đề cập đến trong khuôn khổ bài viết này, đó chính là SỰ LƯỜI BIẾNG.

    Lười biếng là nhân tố chính làm cho chúng ta rất khó đạt dc kết quả cao cho dù ở lĩnh vực nào, công việc nào. Bạn có thể xác định những mục tiêu thật tốt và đề ra những kế hoạch nghe rất ổn, nhưng nếu bạn không hành động, bạn đã thất bại rồi.
    Khi bạn lười biếng, bạn cũng cảm thấy không làm chủ được cuộc sống của mình đúng không? Cảm giác lo sợ nhắn nhủ bạn nên ngừng chơi games, ngừng lướt FB để học bài, nhưng lại có 1 lực hấp dẫn khác lớn hơn sự nhắn nhủ đó, lôi kéo bạn “phá đảo trò này đã”, “để đọc và comment thêm 1 bài nữa đã” và bạn thường kèm thêm 1 câu an ủi: “thời gian còn nhiều, vài tháng nữa mới thi, mai học cũng dc” và kết thúc bằng 1 câu “NGÀY MAI MÌNH SẼ HỌC CHĂM HƠN ĐỂ BÙ LẠI CHO HÔM NAY”. Xin hỏi đã có bao giờ các bạn rơi vào tình huống đó chưa? Chúng tôi tin chắc là đã từng, thậm chí sẽ có người đã từng rất nhiều lần. Vậy để vượt qua thói quen lười biếng, bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn. Nhưng trước hết, chúng ta cần tìm hiểu lí do gì dẫn chúng ta đến sự lười biếng. Tại sao sự lười biếng luôn xuất hiện 1 cách thường trực ?
    Trước hết bạn cần phải hiểu rằng:

    Hai động lực chính thúc đẩy hành động của chúng ta là nỗi khổ và niềm vui. Chúng ta luôn luôn hành động theo hướng né tránh những gì chúng ta nhận thức là nỗi khổ, và tiến gần đến những gì chúng ta nhận thức là niềm vui. Tại sao chúng ta đặt đồng hồ báo thức là 4g sáng để học bài, nhưng khi đồng hồ reo thì ta lại tắt đồng hồ và … ngủ tiếp ? Tại sao nhìn đống bài vở chúng ta lại phát ngán nhưng khi bạn bè rủ đi chơi thì lại đi ngay ? Đơn giản vì chúng ta nhận thức là việc nằm trên chiếc giường ấm áp để ngủ sẽ thoải mái và dễ chịu hơn là thức sớm khổ sở. Vì chúng ta nhận thức làm bài tập rất nhàm chán và vô vị => Khổ. Đi chơi thì lại rất thú vị => Vui.
    Chúng tôi muốn đặt thêm 1 trường hợp nữa: Giả sử hôm nay là T2 và bạn có bài tập về nhà hay đơn giản hơn là bài kiểm tra và thời hạn là T2 tuần sau. Câu hỏi mà chúng tôi muốn đặt ra là: Có bao nhiêu bạn sẽ bắt đầu làm (và hoàn thành) vào ngay tối T2 đó hoặc sang ngày T3 (1) ? và : Có bao nhiêu bạn sẽ bắt đầu đụng đến bài vở vào những ngày gần cuối T6, T7 hay CN (2) ?
    Chúng tôi tin chắc ở (1) sẽ ko có nhiều người làm ngay và đa số sẽ rơi vào (2).

    Vậy vấn đề đặt ra với những người ở (2) là: Tại sao chúng ta ko hoàn thành sớm mà lại phải ngay lúc đó ? Tại sao gần đến hạn chúng ta mới bắt đầu hành động ???

    => Lí do hết sức đơn giản: Vì chúng ta nhận thức dc tai họa sẽ đến nếu chúng ta ko làm. Vì chúng ta bik rằng mình sẽ rớt nếu ko hoàn thành đúng hạn. Thế là ko cần ai phải đúc thúc, chúng ta sẽ tự động lao vào làm ngay.
    Tuy nhiên, đến đây lại nảy sinh 1 vấn đề khác: Làm bài sớm ko phải tốt hơn sao? Sao tôi cứ phải đến gần cuối mới chịu làm ?

    => Lí do cho việc này chính là: Mức độ ưu tiên công việc của bạn. Tất cả chúng ta ai cũng có 24h/ngày để hoạt động và trong trí não của chúng ta sẽ tự động “lập trình” sẵn các hoạt động và sắp xếp theo mức độ ưu tiên công việc giảm dần.
    Vd: Sáng thì bộ não sẽ lập trình theo thứ tự: Vệ sinh cá nhân – Ăn uống – Đi học.
    Mức độ ưu tiên công việc của bạn còn phụ thuộc rất lớn vào quan niệm và nhận thức của bạn về Nỗi khổ và niềm vui (như đã đề cập ở trên). Tại sao chúng ta ko hoàn thành bài tập sớm ? Vì đơn giản là trong lúc đó, chúng ta nhận thức rằng học ko vui tí nào, trong khi đi chơi sẽ vui hơn. Thế là bộ não sẽ lập trình theo thứ tự Vui – Khổ, tức là Đi đá bóng, chơi games, lướt FB sau đó mới là học. Vậy tại sao gần cuối ta lại hối hả bắt tay vào làm bài ? vì lúc đó ta nhận thức dc rằng sẽ là thảm họa nếu ta hỏng kì kiểm tra, có nghĩa là ta sẽ ko còn vui nữa. Thế là bộ não sẽ lập trình ngược lại, sắp xếp các hoạt động để chống lại thảm họa, tức là học bài, làm bài tập sau cùng mới là chơi.

    Đến đây có lẽ bạn đã hiểu những gì mà chúng tôi muốn nói: Hãy biến việc học thành niềm vui. Không có việc gì tự nó là khổ hay vui cả, mà chỉ vì chúng ta gắn việc đó với nỗi khổ hay niềm vui, hay nói cách khác, những quan niệm này đều mang ý nghĩa chủ quan. Chúng ta chịu áp lực từ bạn bè, thầy cô và các mối quan hệ xã hội và từ đó ta tự ý thức về nỗi khổ và niềm vui như thế nào. Rõ ràng, nếu chúng ta thường xuyên bị điểm kém thì chúng ta học có vui nỗi ko ? Ko, chúng tôi ko nghĩ thế. Những học sinh giỏi biết cách gắn niềm vui vào việc học và nỗi khổ vào việc không đạt được kết quả như ý. Những học sinh này không bao giờ lười biếng trong học tập. Kết quả là họ luôn đạt điểm 9-10 (hoặc ít nhất là 8). Bên cạnh đó, những học sinh khác lại luôn có ý nghĩ rằng việc học rất cực khổ. Họ cảm thấy rất vui khi không phải học. Những học sinh này luôn lười biếng và không bao giờ bắt tay vào hành động để đạt dc mục tiêu. Họ luôn ở trạng thái “nước đến chân mới nhảy” và họ chỉ hành động để chống lại thảm họa sắp xảy đến. Kết quả là họ rất hiếm khi đạt dc kết quả tốt mà chỉ đạt dc kết quả xoay quanh mức trung bình hoặc tệ hơn. Và điều tồi tệ nhất là, khi thảm họa và nỗi sợ đã qua đi, họ sẽ lại lười biếng như cũ.
    1 số cách để khắc phục sự lười biếng:


    - Tập luyện cho mình 1 thói quen chăm chỉ, làm việc đúng kế hoạch. Cách đơn giản nhất đấy là bạn cứ từ từ làm 1 việc, đặt ra kế hoạch thực hiện việc đó: vào giờ nào, làm những gì và cố gắng hoàn thành kế hoạch đó trong 1 ngày. Bắt đầu bạn chỉ làm ít thôi, sau đó làm nhiều dần dần lên sau khi công việc đó đã trở thành thói quen với bạn. Khi nó trở thành thói quen, thì tự nhiên bạn sẽ quyết tâm và tự tin hơn và hết lười biếng.
    - Không nên ngủ khuya quá. Sáng bạn nên dậy sớm để vận động : điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và có tinh thần làm việc hơn.
    - Lập kế hoạch cụ thể cho công việc của mình, càng chi tiết càng tốt. Để không bị trì hoãn thì các bạn nên có một thời khoá biểu cố định, khi nghĩ ra ý tưởng gì mới thì phải lập tức làm ngay, không dc kéo dài, vì kéo dài sau này muốn bắt đầu lại thì cũng mất hết hứng thú rồi=> rất khó thành công

    - Sắp xếp thời gian luôn dành một khoảng thời gian rảnh cho các công việc đột xuất.

    - Làm việc luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. - Công việc là cần thiết nhưng nghỉ ngơi cũng không kém phần quan trọng đâu. Bạn phải điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý. - Khi làm việc bạn nên tìm hướng giải quyết nhanh nhất và đạt hiệu quả tốt nhất.

    - Khi học nên đến những chỗ yên tĩnh như thư viện hoặc góc học tập của bạn. Đừng bao giờ leo lên giường học nhé, vì thật sự nó ko hiệu quả. Khuyến khích bạn nếu có điều kiệnthì nên đến thư viện vì:

    + Ko gian yên tĩnh

    + Mọi người đều học => Mình cũng có quyết tâm học. Đây gọi là không khí học tập (hay hiệu ứng đám đông).

    - Nếu ko có điều kiện (hoặc ko muốn) đến thư viện thì bạn hãy tạo 1 môi trường học tối ưu cho góc học tập của bạn:

    + PHẢI CÓ ĐÈN SÁNG: Môi trường có lợi cho việc học nhất là nơi có đèn sáng, tốt nhất là đèn vàng. Theo ý kiến riêng, đèn trắng rất dễ làm bạn mệt mỏi và nhức đầu

    + TRÁNH NHỮNG THỨ LÀM BẠN MẤT TẬP TRUNG: Trừ khi bạn có tính kỷ luật cao hoặc có khả năng tập trung phi thường, bạn nên luôn luôn bảo đảm địa điểm học của bạn phải tránh xa những thứ làm bạn mất tập trung như tivi, điện thoại, trò chơi điện tử, truyện tranh, tạp chí hoặc giường ngủ (Phương pháp giới hạn thời gian và nguyên lí trống – đã đề cập ở năm trước).
    + BẬT NHẠC TRONG KHI HỌC: Nhạc ko lời (tốt nhất là nhạc Baroque). Đừng bật nhạc có lời vì bạn ko tập trung dc đâu.
    - Nếu ai đã có người yêu thì hãy nhờ người yêu trợ giúp để cùng tiến bộ. Sức mạnh của người mình yêu là 1 trong những sức mạnh tốt nhất thế giới =))
    - Nghĩ đến hậu quả của việc không học hành thật sự là gì? (Cái này phải tưởng tượng càng bi đát càng tốt:-w). Vd như cả lớp, ak ko, cả trường đều đậu ĐH ngoại trừ mình (OMG !!!), suy nghĩ về những ánh mắt coi thường của bạn bè dành cho mình ….. Nên nhớ hãy suy nghĩ càng bi đát đến khi nào mà bạn thật sự nhận thức dc tầm quan trọng của việc học.
    - Tiếp đó, làm ngược lại, hãy nghĩ đến cảm giác thoải mái, tuyệt vời khi mình đã hoàn thành công việc. Vd như cảm giác vui sướng khi đậu 2 trường ĐH (Vd như đậu ĐH Y Dược và FTU @@ ) nó thế nào, nghĩ những người xung quanh mình sẽ ngưỡng mộ mình như thế nào …….. (suy nghĩ cho càng phong phú, càng vĩ đại càng tốt).
    - Hãy tự thưởng (hoặc phạt) khi mình hoàn thành kế hoạch đề ra, vd như làm hết 2 đề trong khoảng thời gian quy định nào đó hay nuốt hết lượng bài tập trong khoảng thời gian cố định … Hãy tự thường cho mình bằng cách nghe nhạc hay xem film hay đơn giản là ngủ sớm hơn … (cái này mình hi vọng các bạn hiểu và đừng xuyên tạc hay hỏi đểu).

    Lưu ý: Ko có gì là hoàn hảo. Nó có thể áp dụng dc cho người này nhưng có thể vô dụng với người khác. Vì vậy, điều quan trọng nhất chính là thái độ và nhận thức của bạn.

    Chúc các bạn thành công.

    Chào thân ái và quyết thắng
    Xem thêm các tips, đề thi thử đại học tại fb.com/HCM.fomica
    Loading...
    Phạm Minh Tâm thích bài này.

Chia sẻ trang này