“Cô giáo gì mà tối ngày đòi tiền”

Thảo luận trong 'Tin trường lớp' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 2/10/14.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Những lúc phải hỏi phụ huynh và học sinh về chuyện đóng tiền trường, cô lại nhớ như in lời một vị phụ huynh “Cô giáo gì mà tối ngày đòi tiền”.

    Tiền trường “chòng cổ” giáo viên


    Đầu năm học, tiền trường là mối bận tâm của lãnh đạo nhà trường, là gánh nặng của phụ huynh nhưng với nhiều giáo viên (GV), đó là nỗi "ám ảnh". Ở nhiều trường, GV chủ nhiệm được giao công việc trực tiếp đứng ra thu các khoản đóng góp từ phụ huynh.

    “Thu tiền muốn đuối luôn. Đầu năm GV có rất nhiều việc phải lo nhưng không nỗi lo nào như việc phải đứng ra thu tiền HS. Trong cặp sách tôi nào là sổ sách, giấy tờ, ghi phiếu thu của hàng chục HS, tiền cuộn dây thun… Oải luôn ”, cô Nguyễn L.A, giáo viên một trường tiểu học ở quận Tân Bình, TPHCM nói về tâm trạng của mình khi nhắc đến việc GV phải đứng ra thu tiền HS.

    [​IMG]
    Nhiều giáo viên vừa dạy học vừa... phải "đòi nợ" chính học sinh của mình (Ảnh minh họa)​


    Đó mới chỉ về phần thủ tục giấy tờ, đã là công đoạn cuối. Còn trước đó, không ai khác ngoài GV là người được giao trọng trách thông tin, giải thích các khoản thu giữa nhà trường và đại diện cha mẹ HS với các phụ huynh khác.

    “Trường nào thu rõ ràng, minh bạch thì đỡ. Còn lắm khoản “nhiêu khê” thì chẳng ai khác ngoài GV chủ nhiệm như phải nhảy vào chảo lửa khi đối diện trực tiếp với phụ huynh”, cô L.A nói.

    Những buổi họp phụ huynh, GV nào cũng muốn tập trung trao đổi với phụ huynh về tình hình con trẻ, sẽ không phải áp lực những việc ngoài chuyên môn với đủ điều tiếng. Nhưng thực tế họ đang phải thay nhà trường đứng ra thông báo, giải thích về các khoản thu từ trên ấn xuống.

    Nhiều GV chia sẻ, họ được đào tạo về sư phạm, công việc là giảng dạy nhưng đang phải kiêm thêm nhiệm vụ của một thủ quỹ, kế toán và cả việc "đòi nợ" thuê.

    Giáo viên giống "chủ nợ"

    Một mặt làm nhiệm vụ giáo dục, mặt khác lại phải ôm công việc thu các khoản tiền từ HS đẩy người thầy vào những tình huống bi hài đầy xót xa.

    HS đóng chậm, nhà trường đâu phải làm việc trực tiếp với phụ huynh, cứ nhằm GV của mình mà hỏi. GV giống “chủ nợ” của HS nhưng mặt khác chẳng khác nào “con nợ” của nhà trường.

    Cô B., GV một trường tiểu học ở quận 5, TPHCM kể, đến thời hạn mà HS nào chưa đóng là nhà trường sẽ “nhờ vả” GV chủ nhiệm nhưng thật ra là nhắc nhở. Thế là GV lại phải hỏi HS, gọi điện cho phụ huynh hỏi tình hình để giục đóng tiền.

    Cô B. như in, có lần cô hỏi thăm một phụ huynh chuyện đóng tiền cho con, phụ huynh này hỏi: “Cô giáo gì mà tối ngày đòi tiền?”. Cô B. chết lặng không trả lời được và câu hỏi đó vẫn đeo đẳng theo cô.

    Một GV khác kể hồi mới ra trường, trong lớp có em một em chậm đóng tiền, cô ngại gọi điện phụ huynh nên chỉ nhắc riêng HS nhỏ HS này. Đến ngày tổng kết sổ sách thì gần 5 tháng em chưa đóng, cô thông báo cho phụ huynh thì bố mẹ HS lên trường làm ẫm ĩ bảo rằng đã đóng đầy đủ, chắc cô giáo thu … bỏ túi riêng chứ không đóng cho thủ quỹ.

    Phụ huynh nói biên lai bị mất, GV không thể đôi co nên cô đành nói do mình quên, phải bỏ tiền túi ra đóng cho HS cùng với “hàm oan” cầm tiền trò bỏ túi.

    “Dạy HS ở lớp mà phải mở miệng ra hỏi về chuyện tiền các em và phụ huynh còn đâu uy tín người thầy chứ chưa nói đến những vấn đề phát sinh. Phụ huynh nói không sai, cô giáo dạy học mà đi “đòi nợ” riết chẳng ra thể thống gì. Nhiều đồng nghiệp của tôi quá chán nản, muốn bỏ nghề vì công việc ngoài lề không thuộc chuyên môn này", cô giáo này tâm sự.

    Không ít khoản tiền trường, GV cũng không nắm rõ thu để làm gì, kế hoạch thu chi nhưng họ vẫn phải làm nhiệm vụ… nhắc nhở HS đóng tiền. Nhiều sự cố xảy ra thì GV cũng là người phải “chịu trận”.

    Mới đây, tại Trường THPT Hùng Vương (TPHCM), nhiều HS phản ánh các em phải đóng số khoản tiền như bảo trì máy tính, tiền hỗ trợ GV… mà không biết trường dùng vào những việc gì, GV chỉ yêu cầu đóng tiền mà không giải đáp rõ ràng. Lúc bấy giờ, nhà trường mới lên tiếng giải thích bằng việc “đá” trách nhiệm sang cho GV là do GV không giải thích rõ ràng các khoản thu cho HS gây hiểu nhầm.

    Hiện nay, một số trường học ở TPHCM yêu cầu phụ huynh đóng tiền trực tiếp cho thủ quỹ để giảm bớt phần nào áp lực cho GV. Tuy nhiên, với những gia đình HS chậm đóng tiền thì công việc “đòi tiền” vẫn được chuyển cho GV.

    Mà với đủ loại tiền phải đóng như hiện nay, nhất là những khoản đeo mác “tự nguyện” nhưng phụ huynh không bằng lòng thì số HS đóng sớm, đóng đủ không nhiều. Thành ra, GV vẫn phải thường xuyên “đòi nợ” chính HS của mình.

    Cô Bích Hạnh, GV Trường tiểu học Châu Văn Liêm, TPHCM cho rằng để thầy cô thoát được cảnh vừa dạy vừa phải “đòi nợ” nói trên rất cần một văn bản từ trên quy định không để GV phải thu bất cứ khoản tiền gì từ học trò.

    Hoài Nam
    Theo Dân Trí
    Loading...

Chia sẻ trang này