Đề thi thử đại học môn Địa lý khối C có đáp án năm 2014 (P4)

Thảo luận trong 'Đề thi thử đại học' bắt đầu bởi tkt057, 17/6/14.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ KHỐI C NĂM 2014

    Câu 1 : Trung du miền núi Bắc Bộ & Tây Nguyên là 2 vùng có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của nước ta :

    1.Hãy so sánh những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa 2 vùng này .

    2.Xác định tên nhà máy, địa điểm xây dựng, công suất thiết kế của 2 nhà máy thuỷ điện lớn nhất đang hoạt động ở mỗi vùng

    Câu 2 :

    1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam( trang các miền tự nhiên) và kiến thức đã học hãy:

    a. Trình bày đặc điểm chung của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

    b. Đặc điểm địa hình có ảnh hưởng gì đến sông ngòi của miền?

    2. Vì sao phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng

    Câu 3 :

    Cho bảng số liệu sau: Tình hình phát triển du lịch ViệtNamgiai đoạn 1990-2005

    [​IMG]

    1. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển du lịch ở nước ta giai đoạn 1990-2005.

    2. Nhận xét tình hình phát triển du lịch ở nước ta giai đoạn 1990-2005.

    Câu 4 :

    Dựa vào Atlat địa lý ViệtNamvà kiến thức đã học hãy:

    1. Kể tên các huyện đảo ở nước ta?

    2. Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất nước?

    ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN ĐỊA LÝ KHỐI C NĂM 2014

    Câu 1 :

    1.So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp giữa 2 vùng TDMNPB &Tây Nguyên

    * Sự giống nhau : ( 0,5 điểm )

    - Có 1 số loại khoáng sản trữ lượng lớn

    - Đều có tiềm năng về thuỷ điện .

    * Sự khác nhau : ( 1,5 điểm )

    -TDMNPB :

    +Giàu khoáng sản (Than, sắt, măng gan, đồng ,chì,kẽm, đất hiếm & apatit)

    + Tiềm năng thuỷ điện lớn nước

    + Nguồn lợi lớn về hải sản, khả năng phát triển công nghiệp chế biến hải sản

    - TÂY NGUYÊN :

    + Nghèo khoáng sản, chỉ có bôxit nằm ở dạng tiềm năng

    + Tiềm năng về thuỷ điện khá lớn

    + Diện tích rừng lớn nhất cả nước

    2. Hai nhà máy thuỷ điện lớn nhất đang hoạt động ở mỗi vùng ( 1,0 đểm )

    * TDMNPB :

    - Hoà bình trên sông Đà, công suất 1920Mw

    - Thác Bà trên sông Chảy, công suất 110 Mw

    * TÂY NGUYÊN

    - Yali trên sông Xêxan, công suất 700 Mw

    - Đa Nhim trên sông Đa Nhim ( thương nguồn sông Đồng Nai ), công suất 160Mw

    2.1a. Đặc điểm chung của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

    - Địa hình đồi núi chiếm 4/5 diện tích, các đồng bằng nhỏ chạy dọc ven biển.

    - Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam

    - Hướng núi: tây bắc - đông nam và hướng tây-đông

    2.1b. Ảnh hưởng của địa hình tới đặc điểm sông ngòi:

    - Địa hình quy định, hướng sông ngòi

    + Hướng Tây Bắc-Đông nam: Sông Đà, Sông Mã, Sông Cả.

    + Hướng Tây-Đông: Sông Đại, Sông Bồ…

    - Ảnh hưởng đến chiều dài, độ dốc của sông.

    - Ảnh hưởng đến chế độ nước sông, khả năng xâm thực, vận chuyển và bồi tụ.

    2. 2.Phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng Sông Hồng vì:

    - Vai trò đặc biệt của Đồng Bằng Sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

    (Diễn giải: phần lớn các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc,đứng thứ 2 cả nước về sản xuất lương thực-thực phẩm..)

    - Nhằm khai thác có hiệu quả thế mạnh của vùng (dẫn chứng)

    - Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.

    - Đáp ứng yêu cầu về sản xuất, việc làm….

    - Cơ cấu kinh tế theo ngành có nhiều hạn chế không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội hiện nay và tương lai.

    Câu 4.2. Vùng kinh tế trọng điểm phía nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất vì:

    - Tập trung đầy đủ các thế mạnh về: Vị trí địa lý, tự nhiên, kinh tế- xã hội

    - Tiềm năng dầu khí lớn nhất nước.

    - Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.

    - Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật tương đối tốt, đồng bộ.

    - Tiềm lực kinh tế mạnh nhất, trình độ phát triển cao nhất.

    Tuyensinh247​
    Loading...

Chia sẻ trang này