Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hóa năm 2014 THPT Nguyễn Đình Chiểu

Thảo luận trong 'Hóa học lớp 12' bắt đầu bởi Hồng Hương, 12/5/14.

Loading...
  1. Hồng Hương

    Hồng Hương Thành viên BQT

    ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN HÓA NĂM 2014 - THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, BÌNH ĐỊNH
    (Cho H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35, K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85; Ag = 108; Ba = 137)

    I- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu):

    Câu 1: Vinyl axetat có công thức là

    A. CH3COOCH3. B. C2H5COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH=CH2.

    Câu 2: Cho 15 gam hỗn hợp bột kim loại Fe và Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là:

    A. 8,0. B. 5,6. C. 7,6. D. 3,8.

    Câu 3: Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

    A. Cho kim loại Zn nguyên chất vào dung dịch HCl.

    B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

    C. Đốt dây sắt nguyên chất trong khí oxi.

    D. Cho kim loại Cu nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.

    Câu 4: Dãy các chất được xếp theo thứ tự tăng dần độ mạnh của lực bazơ là

    A. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < C6H5NH2 < NH3

    B. C6H5NH2 < (C2H5)2NH < C2H5NH2 < NH3

    C. (C2H5)2NH < C2H5NH2 < C6H5NH2 < NH3

    D. C6H5NH2 < NH3< C2H5NH2 < (C2H5)2NH

    Câu 5: Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch kiềm

    A. Na, K, Mg, Ca. B. Be, Mg, Ca, Ba. C. Ba, Na, K, Ca. D. K, Na, Ca, Zn.

    Câu 6: Quặng boxit là nguyên liệu được dùng để điều chế kim loại ...

    A. đồng. B. sắt. C. nhôm. D. magiê.

    Câu 7: Cho các chất hữu cơ: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là:

    A. 1 chất. B. 2 chất. C. 3 chất. D. 4 chất.

    Câu 8: Trường hợp nào dưới đây tạo ra kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn :

    A. Thêm dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.

    B. Thêm dư CO2 vào dung dịch NaAlO2.

    C. Thêm dư HCl vào dung dịch NaAlO2.

    D. Thêm dư NaOH vào dung dịch AlCl3.

    Câu 9: X là một α-amino axit no, chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 10,68 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 15,06 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

    A. CH3CH(NH2)COOH B. H2N-CH2-COOH.

    C. H2N-CH2-CH2-COOH D. CH3CH2CH(NH2)COOH.

    Câu 10: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

    A. màu da cam sang màu vàng.

    B. không màu sang màu da cam.

    C. không màu sang màu vàng.

    D. màu vàng sang da cam.

    Câu 11: Hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp:

    A. Axit ε-aminocaproic. B. Metyl metacrylat.

    C. Buta-1,3-dien. D. Caprolactam.

    Câu 12: Dãy chất nào sau đây có tính lưỡng tính:

    A. Al2O3, Zn(OH)2, (NH4)2CO3, NaHCO3.

    B. CrO3, Cr(OH)3, Zn(OH)2, Mg(OH)2.

    C. ZnO, Al(OH)3, (NH4)2CO3, AlCl3.

    D. Al(OH)3, Zn(OH)2, NaOH, NaHSO4.

    Câu 13: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là:

    A. 16,20. B. 10,12. C. 8,10. D. 6,48.

    Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít H2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A, ta thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

    A. 4,37. B. 2,87. C. 4,29. D. 5,29.

    Câu 15: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl?

    A. C6H5NH2. B. H2NCH(CH3)COOH. C.CH3COOH. D. C2H5OH.


    Câu 16: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,75M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

    A. 4,925. B. 14,775. C. 19,7. D. 9,85.

    Câu 17: Polipropilen, poli(vinyl clorua) lần lượt là sản phẩm trùng hợp của:

    A. CH2=CH2, CH2=CH-Cl B. CH2=CH-CH=CH2, CH2=CH2.

    C. CH2=CH-CH3, CH2=CH-Cl. D. CF2=CF2, C6H5-CH=CH2.

    Câu 18: Hiện tượng xảy ra khi cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4 là:

    A. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh, dung dịch nhạt màu.

    B. bề mặt kim loại có màu đỏ, dung dịch nhạt màu.

    C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.

    D. bề mặt kim loại có màu đỏ và có kết tủa màu xanh.

    Câu 19: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam sovới khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là:

    A. 13,5 B. 30,0 C. 20,0 D. 15,0

    Câu 20: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

    A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

    B. Tính dẻo, dẫn điện và nhiệt, có ánh kim.

    C. Tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim, khối lượng riêng lớn.

    D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.

    Câu 21: Cho các cấu hình electron sau đây: (1) 1s22s22p63s1 ; (2) 1s22s22p63s23p64s2 ; (3) 1s22s1 ; (4) 1s22s22p63s23p1. Các cấu hình trên lần lượt ứng với các nguyên tử:

    A. Ca, Na, Li, Al. B. Na, Ca, Li, Al. C. Na, Li, Al, Ca. D. Li, Na, Al, Ca.

    Câu 22: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH3COOC2H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

    A. 16,4. B. 19,2. C. 9,6. D. 8,2.

    Câu 23: Có bốn lọ mất nhãn đựng bốn dung dịch sau: AlCl3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Thuốc thử được dùng một lần để phân biệt bốn dung dịch trên là:

    A. H2SO4 B. Na2CO3 C. AgNO3 D. Ba(OH)2

    Câu 24: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là:

    A. 2. B. 3. C. 4. D. 8.

    Câu 25: Hòa tan hết 10,45 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp bằng lượng dư dung dịch HCl thì thu được 3,92 lít khí (đktc). Hai kim loại lần lượt là:

    A. Li và Na. B. Na và K. C. Mg và Ca. D. Li và K.

    Câu 26: Nhận định nào sau đây không đúng?

    A. Cr2O3 là một oxit lưỡng tính, CrO3 là một oxit axit.

    B. Tính chất hóa học đặc trưng của K2Cr2O7 là tính oxi hóa.

    C. Crom là kim loại cứng nhất trong các kim loại.

    D. Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt.

    Câu 27: Cho dãy các chất: Fe, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3, FeCl2. Số chất trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là:

    A. 3 B. 4 C. 2 D. 5

    Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng:

    A. Khi nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thầy xuất hiện kết tủa màu vàng.

    B. Phân tử protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.

    C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.

    D. Khi cho Cu(OH)2/ OH- vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.

    Câu 29: Bảo quản thực phẩm (thịt, cá...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?

    A. Dùng fomon, nước đá. B. Dùng phân đạm, nước đá.

    C. Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô. D. Dùng nước đá khô, fomon.

    Câu 30: Nước có chứa nhiều ion Ca2+; Mg2+; Cl- và HCO3-. Nước này là:

    A. Nước cứng toàn phần. B. Nước cứng vĩnh cửu.

    C. Nước cứng tạm thời. D. Nước mềm.

    Câu 31: Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala – Gly. Giá trị của m là:

    A. 42,16 gam. B. 43,8 gam. C. 41,1 gam. D. 34,8 gam.

    Câu 32: Trong công nghiệp, NaOH được sản xuất bằng phương pháp là:

    A. Hòa tan Na2O vào nước.

    B. Điện phân NaCl nóng chảy.

    C. Điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.

    D. Điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.

    II- PHẦN RIÊNG

    Thí sinh học chương trình nào, làm theo chương trình đó

    A- Theo chương trình Chuẩn (8 câu)

    Câu 33: Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại :

    A. Na. B. Fe. C. Ag. D. Ba.

    Câu 34: Khi xà phòng hóa tristearin thu được sản phẩm là:

    A. C17H35COONa và glixerol. B. C15H31COOH và glixerol.

    C. C17H35COOH và glixerol. D. C15H33COONa và glixerol.

    Câu 35: Thêm 0,045 mol NaOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl và 0,01 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

    A. 0,78 gam. B. 1,17 gam. C. 0,39 gam. D. 1,0 gam.

    Câu 36: Cho các chất: (X1) C6H5NH2; (X2) CH3NH2; (X3) H2NCH2COOH; (X4) HOOCCH2CH2CH(NH2)-COOH; (X5) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH. Dung dịch các chất làm quỳ tím hóa xanh là:

    A. X1, X2, X5. B. X2, X3, X4. C. X2, X5. D. X1, X4, X5.

    Câu 37: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

    A. Bông. B. Tơ visco. C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ tằm.

    Câu 38: Khí nào sau đây gây ra hiện tượng mưa axit:

    A. SO2. B. CO2. C. CH4. D. NH3.

    Câu 39: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 (đun nóng), thu được 21,6 gam Ag. Giá trị của m là:

    A. 16,2. B. 9,0. C. 36,0. D. 18,0.


    Câu 40: Nhúng một lá kim loại Cu trong 200 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng lá đồng tăng thêm

    A. 15,2 gam. B. 4,4 gam. C. 10,8 gam. D. 21,6 gam.

    B- Theo chương trình Nâng cao (8 câu)

    Câu 41: Khí nào sau đây gây ra hiệu ứng nhà kính:

    A. SO2. B. CO2. C. H2. D. NH3.

    Câu 42: Cho axit cacboxylic tác dụng với ancol có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H8O2. Tên gọi của X là:

    A. etyl acrylat. B. vinyl propionat. C. propyl axetat. D. etyl propionat.

    Câu 43: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol. Biết ancol nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, ancol bị hao hụt 10%, thế tích rượu 40o thu được là:

    A. 3194,4 ml. B. 2785,0 ml. C. 2875,0 ml. D. 2300,0 ml.

    Câu 44: Thêm 0,26 mol HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,1 mol NaAlO2 thì lượng kết tủa tách ra là:

    A. 0,02 mol. B. 0,06 mol. C. 0,16 mol. D. 0,08 mol.

    Câu 45: Tơ nilon-6,6 thuộc loại :

    A. Tơ polieste B. Tơ thiên nhiên C. Tơ vinylic D. Tơ poliamit

    Câu 46: Không xảy ra phản ứng giữa cặp chất nào sau đây?

    A. Cu + FeCl2. B. Fe + CuCl2. C. Cu + FeCl3. D. Fe(NO3)2 + AgNO3.

    Câu 47: Cho các chất: (1) H2NCH2COOH; (2) ClNH3-CH2COOH; (3) H2NCH2COOC2H5; (4) HOOC[CH2]2CH(NH2)-COOH; (5) H2N[CH2]2CH(NH2)COOH. Dung dịch các chất làm quỳ tím hóa đỏ là:

    A. (1), (4). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (3), (5).

    Câu 48: Nhúng một thanh nhôm nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian, lấy thanh nhôm ra, rửa nhẹ, làm khô cân được 51,38 gam (giả sử tất cả Cu thoát ra đều bám vào thanh nhôm). Khối lượng Cu tạo thành là:

    A. 0,64 gam. B. 1,38 gam. C. 1,92 gam. D. 2,56 gam.

    ----- HẾT -----
    ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN HÓA NĂM 2014 - THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, BÌNH ĐỊNH
    [​IMG]

    Chúc các bạn ôn thi tốt nghiệp tốt nhé.
    Nguồn: tin.tuyensinh247.com
    Loading...

Chia sẻ trang này