Địa lý 10 - Bài 10 + Bài 11 Tác động của nội lực - ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 10' bắt đầu bởi SV2013, 26/6/15.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Bài 10. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
    I) Nội lực
    - K/n: Khái niệm là lực phát sinh ở ở bên trong lòng TĐ.
    - Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng trong lòng TĐ sinh ra như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự c/đ của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học…

    II) Tác động của nội lực
    - Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt TĐ: Thông qua các vận động kiến tạo hoạt động động đất núi lửa.
    +) Theo phương thẳng đứng.
    +) Theo phương nằm ngang.
    =>Làm cho lục địa được nâng lên hoặc hạ xuống, các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy.

    1) Vận động theo phương thẳng đứng
    - K/n: Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ TĐ xảy ra rất chậm chạp trên một diện tích lớn.
    - Nguyên nhân: Do sự chuyển động của các dòng đối lưu: dòng v/c đi lên làm cho vỏ TĐ nâng lên"núi"biển thoái. Dòng v/c đi xuuống"vỏ TĐ hạ xuống"biển tiến.
    - Kết quả: Mở rộng hay thu hẹp diện tích. Vẫn đang xảy ra.

    2) Vận động theo phương nằm ngang
    - K/n: Là vận động là cho vỏ TĐ bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

    [​IMG]


    Bài 11. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT


    I) Ngoại lực
    - K/n: Ngoại lực là lực phát sinh ở bên ngoài, trên bề mặt TĐ.
    - Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là do nguồn năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
    - Ngoại lực bao gồm các yếu tố: năng lượng của gió, mưa, băng hà, nước ngầm, sóng biển…

    II) Tác động của ngoại lực
    - Ngoại lực tác động đến địa hình bề mặt TĐ thông qua các quá trình ngoại lực gồm 4 quá trình: Phong hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

    1) Quá trình phong ho á
    - K/n: Quá trình phong hoá là quá trình phá huỷ và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi t˚, nước, ôxi, khí cácbonníc, các loại axít có trong thiên nhiên và sinh vật.
    - Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở bề mặt TĐ trên bề mặt TĐ đất đá trực tiếp nhận được năng lượng của bức xạ mặt trời và là nơi tiếp xúc trực tiếp với khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển.
    a) Phong hoá lí học
    - Khái niệm: Là sự phá huỷ đá thành các khối vụn có kích thước to nhỏ # mà ko làm biến đổi màu sắc, thành phần khoáng vật và thành phần hoá học của chúng.
    - Nguyên nhân: Chủ yếu do sự thay đổi t˚đột ngột, sự đóng băng của nước, ma sát hoặc va đập của sóng, gió, nước chảy hoặc sản xuất của con người.
    - Kết quả: Đá bị rạn nứt, vỡ thành những tảng và mảnh vụn (thay đổi kích thước) ko thay đổi thành phần hoá học.
    b) Phong hoá hoá học
    - Khái niệm: Phong hoá hoá học là quá trình phá huỷ chủ yếu làm biến đổi thành phần tính chất hoá học của đá và khoáng vật.
    - Nguyên nhân: Do tác động của nước và các hợp chất hoà tan trong nước, khí Cacbonnic, ôxi và axít hữu cơcủa sinh vật thông qua các phản ứng hoá học.
    - Kết quả: Đá và khoáng vật bị phá huỷ, biến đổi thành phần, tính chất hoá học.
    c) Phong hoá sinh học
    - Khái niệm: Là sự phá huỷ đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật như các vi khuẩn, nấm, rễ cây. Các sinh vật này làm cho đá và khoáng vật vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.
    - Ngnhân: Do sự lớn lên của rễ cây, sự bài tiết của sinh vật ra khí Co2, axít hữu cơ.
    - Kết quả: Đá vừa bị phá huỷ về mặt cơ giới vừa bị phá huỷ về mặt hoá học.

    2) Quá trình bóc mòn
    - Khái niệm: Bóc mòn là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà…) làm chuyển dời các sản phẩm phong hoá khỏi vị trí ban đầu của nó.
    - 3 hình thức bóc mòn: Xâm thực, mài mòn, thổi mòn.
    +) Xâm thực: là quá trình bóc mòn do nước chảy.
    *Kết quả:
    - Hình thành các rãnh nông do nước chảy tràn.
    - Hình thành khe rãnh sói mòn do dòng chảy tạm thời.
    - Hình thành sông suối do dòng chảy thường xuyên.
    +) Mài mòn: Là quá trình bóc mòn do sóng biển.
    *Kết quả: Tạo thành những hàm ếch do sóng vỗ, vách biển, bậc thêm sóng vỗ. Mài mòn xảy ra mạnh nhất ở những vùng giáp biển.
    +) Thổi mòn: là quá trình bóc mòn do gió.
    *Kết quả: Bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm, cửa sổ đá.

    3) Quá trình vận chuyển
    - K/n: Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác, là sự nối tiếp của quá trình bóc mòn.
    - Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào: Động năng của quá trình, kích thước và trọng lượng, điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau của bề mặt đệm.
    - Vận chuyển có 2 hình thức:
    +) Trực tiếp như htượng đá lở, trượt đất.
    +) Gián tiếp nhờ 1 tác nhân vận chuyển như: gió, nước, t/động của con người…

    4) Quá trình bồi tụ
    - K/n: Bồi tụ là quá trình tích tụ (tích luỹ) các vật liệu phá huỷ.
    - Thực chất bồi tụ là quá trình kết thúc của quá trình vận chuyển.
    - Phụ thuộc vào các tác nhân gây ra ngoại lực cụ thể phụ thuộc vào động năng của các nhân tố ngoại lực.
    - Kết quả: Tạo thành 1 số dạng đ/hình bồi tụ:
    - Đ/hình bồi tụ do nước chảy: Bãi bồi, ĐB phù sa sông, tam giác châu.
    - Do gió: Các cồn cát, đụn cát ở ven biển.
    - Do sóng: bãi biển.
    *Mối quan hệ
    - Quá trình phong hoá tạo ra các vật liệu phá huỷ cho quá trình vận chuyển, bồi tụ là sự kết thúc của quá trình vận chuyển và là quá trình tích tụ các vật liệu phá huỷ. 3 quá trình này ko phân chia rõ ranh giới, việc phân chia chỉ mang tính quy ước.
    *Kết luận chung
    - Là 2 lực đối nghịch nhau. Nội lực có xu hướng làm cho bề mặt TĐ ghồ ghề hơn còn ngoại lực có xu hướng san bằng ghồ ghề đó tạo ra các địa hình bề mặt TĐ khác nhau.



    Sưu tầm​
    Loading...

Chia sẻ trang này