Địa lý lớp 9 - Nội dung bài 4 - bài 5 - bài 6 ( Câu hỏi ôn tập có đáp án)

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 9' bắt đầu bởi SV2013, 11/7/14.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
    A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
    I. Nguồn lao động và sử dụng lao động
    1. Nguồn lao động

    [​IMG]
    - Lao động dồi dào và tăng nhanh.
    - Lao động cần cù, giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, tiểu thủ CN nhưng chất lượng lao động còn thấp.
    - Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn.

    2. Sử dụng lao động
    - Sử dụng lao động ở nước ta đang thay đổi theo hướng tích cực.
    + Nông, lâm, ngư nghiệp giảm.
    + Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng.

    II. Vấn đề việc làm
    - Do nguồn lao động dồi dào trong điều kiện kinh tế chưa phát triển nên đã gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
    - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị khá cao (6%).
    - Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn còn rất nhiều (77,7%).

    III. Chất lượng cuộc sống
    - Đang ngày càng được cải thiện.
    - Có chênh lệch giữa các vùng, giữa các tầng lớp dân cư.

    Bài 5: THỰC HÀNH
    PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999
    Câu 1:
    Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999
    Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt
    a. Hình dạng của tháp.
    - Đáy
    - Đỉnh
    - Kiểu

    b. Cơ cấu theo độ tuổi (Câu 1 + Câu 2)
    - Từ 0 -> 14 tuổi
    - Từ 15 -> 59 tuổi
    - Từ 60 tuổi trở lên
    Sau 10 năm, cơ cấu dân số có chuyển biến tích cực
    - Nhóm tuổi 0 - 14 giảm mạnh từ 39 % xuống 33,5 % (giảm 5,5 %), nhờ những tiến bộ về y tế, vệ sinh; đặc biệt nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng cao.
    - Nhóm tuổi 15 - 59 tăng khá nhanh, từ 53,8 % lên 58,4 % (tăng 4,6%), do hậu quả của thời kì bùng nổ dân số trước đó khiến nhóm tuổi lao động hiện nay tăng cao.
    - Nhóm tuổi >60 tăng chậm từ 7,2% lên 8,1% (tăng 0,9%), nhờ chất lượng cuộc sống được cải thiện.

    c. Tỉ lệ dân số phụ thuộc

    Câu 3: Cơ cấu dân số theo độ tuổi (SBT trang 17)
    a. Thuận lợi:
    - Lực lượng dồi dào.
    - Nhiều lao động trẻ.
    - Số người bổ sung cho lực lượng lao động hằng năm lớn.
    b. Khó khăn:
    - Lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm.
    - Khả năng tiếp thu KH-KT.........
    c. Biện pháp:
    - Đa dạng hoá các ngành nghề.
    - Đào tạo việc làm cho nhiều người trong độ tuổi lao động.

    Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
    A. TRỌNG TÂM KIÉN THỨC
    I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới
    -Trải qua nhiều giai đoạn phát triển.+ Năm 1945 -> 1954: Chống Pháp.
    + Năm 1954 -> 1975: Miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam chống Mĩ.
    + Năm 1975 -> 1986: Cả nước đi lên xây dựng CNXH.
    II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
    1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế


    [​IMG]

    - Chuyển dịch cơ cấu ngành:+ Nông, lâm, ngư nghiệp giảm.+ Công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng.
    - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:+ Vùng chuyên canh.
    + Vùng kinh tế.
    + Khu công nghiệp
    .- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:
    + Khu vực KT trong nước.
    + Khu vực KT có vốn đầu tư của nước ngoài.
    2. Những thành tựu và thách thức- Thành tựu:+ Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.+ Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.+ Nền kinh tế đang hội nhập với khu vực và thế giới.- Thách thức:+ Nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn nghèo.+ Nhiều loại tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.+ Nhiều vấn đề xã hội còn bức xúc: việc làm, văn hoá, giáo dục, y tế...

    Các file đính kèm:

    Loading...

Chia sẻ trang này