Tin kinh tế Doanh nghiệp thiếu vốn nhưng không thể vay!

Thảo luận trong 'Tin tức hằng ngày' bắt đầu bởi sphi6789, 13/5/14.

Loading...
  1. sphi6789

    sphi6789 Moderator

    Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang bế tắc vì thiếu vốn nhưng không thể vay vì đã thế chấp hết tài sản của mình, theo thông tin tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp đang diễn ra tại Hà Nội hôm 28-4.

    Báo cáo tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra hôm nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) nhận định các giải pháp chính sách mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, xử lý nợ xấu, giảm rào cản về điều kiện tín dụng... chưa phát huy được tác dụng.

    [​IMG]

    Bộ KH-ĐT nêu rõ rằng số dư nợ tại các tổ chức tín dụng của khối SME liên tục giảm trong các năm gần đây, trong khi giá trị tài sản thế chấp ngày càng tăng.

    “Trong thời gian qua doanh nghiệp đã thế chấp hết các tài sản đã có và hiện nay không thể dùng hàng tồn kho làm tài sản thế chấp để đảm bảo vay vốn nữa”, Bộ KH-ĐT dẫn nguồn từ NHNN nhận xét.

    Vì thế trong khi số lượng và dư nợ tín dụng của doanh nghiệp SME giảm thì tổng giá trị tài sản đảm bảo cho dư nợ tăng liên tục, từ 994.000 tỉ đồng (chiếm 161% dư nợ) năm 2011 lên 1.058.000 tỉ đồng (chiếm 164% dư nợ) năm 2012 và 1.138.000 tỉ đồng (chiếm 178% dư nợ) tại thời điểm 30-9-2013.

    Khả năng hấp thu vốn của doanh nghiệp cũng thấp. Tín dụng đến 20-3-2014 chỉ tăng 0,61% so với tháng trước và giảm 0,57% so với tháng 12-2013. Đặc biệt, tín dụng cho các doanh nghiệp SME tăng trưởng cả năm 2013 chưa đầy 1% so với cuối năm 2012. Thực tế cho thấy doanh nghiệp có xu hướng co cụm hoặc e ngại mở rộng sản xuất, dẫn đến dư thừa tín dụng tại các ngân hàng.

    Tổng dư nợ cho vay cũng đang trên đà suy giảm. Tại thời điểm 31-12-2012, số dư là 643.000 tỉ đồng, nhưng đến 30-9-2013 con số này là 637.000 tỉ, giảm 6.268 tỉ đồng, theo NHNN. Tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng từ 4,08% (cuối năm 2012) đến 4,73% tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10-2013, và điều này dẫn đến sự thận trọng của các ngân hàng.

    Thêm vào đó, từ năm 2012 đến tháng 9/2013, không có doanh nghiệp SME nào được bảo lãnh để vay vốn của Ngân hàng Phát triển và các ngân hàng thương mại. Do vậy dù lãi suất cho vay hạ, nguồn vốn của ngân hàng có dư thừa, doanh nghiệp vẫn khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay cho đầu tư sản xuất kinh doanh trong bối cảnh sức mua của thị trường đi xuống, tồn kho chưa cải thiện nhiều.

    Ngoài khó khăn do không có tài sản thế chấp, doanh nghiệp còn ngại, không muốn cho vay thế chấp tiền hoặc không vay được tiền vì kinh tế khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, doanh thu và lợi nhuận sụt giảm.

    Một ví dụ cho thấy doanh thu khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng từ 4,2 triệu tỉ đồng năm 2010 lên 5,93 triệu tỉ đồng năm 2012 (tăng 38,8%) nhưng lợi nhuận lại giảm đáng kể, từ mức 115.000 tỉ đồng năm 2010 xuống 68.100 ngàn tỉ đồng năm 2012. Mức sụt giảm này là 41,1%.

    Tỉ suất lợi nhuận/doanh thu của doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2012 chỉ còn 1,15%. Tỉ lệ doanh nghiệp thua lỗ gia tăng đáng kể.

    Trong khi đó, cùng thời điểm tương ứng, doanh thu và lợi nhuận của khu vực DNNN tăng hơn 40%, thậm chí lợi nhuận tăng gần 50% (năm 2012). Còn lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp FDI có giảm nhưng mức giảm không đáng kể.

    Sẽ giảm lãi suất khi có điều kiện

    “Việc chậm tháo gỡ các khó khăn khiến cho quy mô doanh nghiệp vốn đã nhỏ ngày càng nhỏ dần đi,” ông Tô Hoài Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp SME nhận định.

    “Dư nợ của khối doanh nghiệp này chiếm 60% tổng vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng nên bất cứ khó khăn gì của doanh nghiệp đều ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng,” Thống đốc Bình nói. Do vậy, khi ngân hàng e ngại nợ xấu tăng lên, không dám cho vay thì phải tạo ra các cơ chế chính sách khác hỗ trợ doanh nghiệp.

    Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình công nhận những phân tích của ông Nam và các bộ liên quan là đúng. Ông thừa nhận các công cụ hỗ trợ doanh nghiêp SME như các chương trình, các quỹ bảo lãnh tín dụng… chưa hiệu quả trong điều kiện năng lực cạnh tranh, quản trị của nhiều doanh nghiệp SME còn yếu.

    Trả lời nhiều câu hỏi của đại diện doanh nghiệp về việc lãi suất ngân hàng có giảm nữa hay không, ông Bình nói: “Sẽ giảm nếu có điều kiện.”

    Song ông Thống đốc trần tình rằng lãi suât giảm như thời gian qua là quyết định đầy khó khăn của ngành ngân hàng, thậm chí chứa đựng cả rủi ro. Ông Bình nói phải cân đối kỹ lưỡng các quyết định để đảm bảo nguồn tiền và thanh khoản của nền kinh tế. “Nếu có bất kỳ cơ hội nào giảm được nữa thì giảm ngay, nhưng tránh chính sách “chụp giật”, nay xuống mai lên. Giữ ổn định là quan trọng nhất”, Thống đốc nói.

    Nguồn thesaigontimes.vn
    Loading...
    Last edited: 13/5/14

Chia sẻ trang này