"Hoạch định chiến lược"

Thảo luận trong 'Quản trị kinh doanh' bắt đầu bởi Kiên Phạm, 12/9/13.

Loading...
  1. Kiên Phạm

    Kiên Phạm Thành viên mới

    Hoạch địch chiến lược là một quá trình nghiên cứu có tính hệ thống , đòi hỏi sự nỗ lực tham gia của cả lãnh đạo và nhân viên. Do đó, để các thành viên có cùng chung một cách tiếp cận, cách hiểu và cách làm là điều hết sức cần thiết. Thư Tư vấn kỳ này, Macconsult chia sẻ một số khái niệm thường được sử dụng và cách tiếp cận hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp.
    Tầm nhìn (Vission)
    Là bức tranh kỳ vọng về tương lai của doanh nghiệp cho 5 -10 năm. Nó mô tả rõ ràng mục đích cuối cùng mà doanh nghiệp theo đuổi là gì? Tầm nhìn nói lên ước muốn, tham vọng của doanh nghiệp, nó thiết lập định hướng, khung khổ để doanh nghiệp hoạch định chiến lược. Do đó, bạn cần trả lời câu hỏi ”Bạn muốn đi đến đâu? và nỗ lực kiến tạo điều gì?" Ví dụ: “Trở thành tập đoàn khai thác và sản xuất thép hàng đầu quốc gia, với tiêu chuẩn chất lượng và dịch vụ quốc tế..."
    Sứ mệnh (Mission)
    Là tuyên bố về lý do tồn tại của doanh nghiệp. Sứ mệnh mô tả doanh nghiệp tồn tại để tạo ra những giá trị, lợi ích gì và phục vụ những ai? Mang đến điều gì cho khách hàng, đối tác, nhân viên và cộng đồng. Ví dụ: “Nỗ lực đáp ứng nhu cầu đa dạng và khắt khe của khách hàng với chất lượng quốc tế, giá cạnh tranh; chung sức phát triển ngành, tăng cường tính chủ động và ổn định thị trường, tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia, mang lại sự thịnh vượng cho cổ đông và người lao động".
    Giá trị/năng lực cạnh tranh (value /core competency)
    Là những giá trị mà doanh nghiệp theo đuổi, tạo dựng và phát triển, được xem là đặc tính riêng có, lợi thế cạnh tranh nổi trội của doanh nghiệp, là yếu tố cốt lõi để xây dựng văn hoá doanh nghiệp và thực hiện thành công các mục tiêu và tầm nhìn của mình. Ví dụ: (i) Năng suất; (ii) Cam kết chất lượng; (iii) Phát triển bền vững; (iv) Bảo vệ môi trường;...
    Mục tiêu chiến lược (Strategic goals)
    Là những mục tiêu lớn, mang tính dài hạn, đảm bảo thực hiện thành công tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. Ví dụ: Đạt mức tăng trưởng doanh thu bình quân xx%/năm;Thị phần trong nước chiếm xx%; Giá trị doanh nghiệp đạt xxx triệu USD.
    Các chiến lược (strategies)
    Là những hoạt động cần phải thực hiện đảm bảo đạt được mục tiêu chiến lược cũng như vượt qua những thách thức và rào cản. Ví dụ: Tiến hành hợp tác với đối tác nước ngoài để chuyển giao công nghệ, xây dựng nhà máy cán thép ABC và phát triển thị trường nước ngoài; Triển khai chương trình truyền thông trên toàn quốc nhằm định vị và củng cố hình ảnh là nhà sản xuất có chất lượng quốc tế.
    Mục tiêu hoạt động (Operation objectives)
    Là những mục tiêu rất cụ thể, lượng hoá được, thực tế và khả thi, được xác định cho 1 hoặc tối đa 2 năm, làm cơ sở cho các hoạt động mang tính chiến thuật, tác nghiệp cụ thể. Ví dụ: đạt doanh số .....tỷ; tăng ...% vào cuối năm 2010; Kiểm soát chi phí hoạt động ở mức ...%/tổng doanh thu; khánh thành và đưa vào khai thác nhà máy ABC.
    Kế hoạch thực hiện (Operational Plans)
    Là các nhiệm vụ rất cụ thể, đảm bảo mục tiêu hoạt động được hoàn thành. Nó chỉ rõ phải làm gì? ai làm? khi nào làm? và với chi phí nào? Ví dụ: Hoàn tất việc lựa chọn, đàm phán, ký kết với đối tác truyền thông cho chiến dịch định vị chất lượng sản phẩm vào tuần thứ 3, quý II, năm 2009..v..v. Những nhiệm vụ này tạo nên kế hoạch hoạt động của từng bộ phận chức năng, từ nhân lực, tài chính, marketing, bán hàng đến sản xuất... Trên cơ sở hiểu rõ, cam kết thực hiện mục tiêu và kế hoạch trên đây, người quản lý và nhân viên sẽ cùng theo dõi quá trình thực hiện, đánh giá kết quả hoàn thành, tìm ra nguyên nhân và khắc phục, cải tiến cũng như đãi ngộ, khuyến khích kịp thời.
    Bước kế tiếp.
    Việc bạn tuyên bố tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược một cách rõ ràng cũng như hoạch định thấu đáo các kế hoạch là những điều kiện cần. Nhưng làm thế nào để những gì bạn viết, bạn tuyên bố được mỗi nhân viên nhận thức, thấu hiểu và hành động theo chứ không chỉ là ước muốn trên giấy, trên trang web hay cataloge giới thiệu Công ty. Đó là nhiệm vụ tiếp theo của người lãnh đạo và cũng là nội dung Macconsult mong muốn cùng chia sẻ trong thư tư vấn kỳ tới.
    Xem thêm tại: http://www.macconsult.vn/letter/?id=9
    Nguồn: http://www.macconsult.vn
    Loading...

Chia sẻ trang này