Lịch Sử 9 - Bài 25:NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946-1950).P2

Thảo luận trong 'Lịch sử lớp 9' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 6/8/15.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Sử 9 - Bài 25:NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ( 1946-1950).Phần 2

    III. TÍCH CỰC CHUẨN BỊ CHO CUỘC CHIẾN ĐẤU LÂU DÀI
    Đảng và Chính phủ chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài :

    -Chủ động tiến công địch ở thành phố để giam chân địch; đẩy mạnh hoạt động di chuyển máy móc , thiết bị , vật liệu , hàng hóa …đến nơi an toàn ; đưa các cơ quan của Đảng và chính phủ lên Việt bắc , xây dựng Việt Bắc thành căn cứ kháng chiến chống Pháp ; nhà nước bắt tay vào xây dựng mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu lâu dài .



    -Ta tiến hành “ tiêu thổ kháng chiến “ ( vườn không nhà trống ; phá hủy cơ sở trọng yếu để chống giặc xâm lược .), chuyển đất nước sang thời chiến .

    -Chính trị : chia nước thành 12 khu hành chánh quân sự .

    -Quân sự : mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều tham gia dân quân

    -Kinh tế : khuyến khích phát triển sản xuất .

    [​IMG]

    Lược đồ chiên dịch Việt Bắc[​IMG]


    IV.CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU –ĐÔNG NĂM 1947.

    1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc .

    * Âm mưu của địch :

    -Sau 3 tháng , chiến tranh lan ra toàn quốc , Pháp lúng túng trong chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh .Tháng 3-1947 Bô- la -éc làm cao ủy Pháp ở Đông Dương , thành lập chính phủ bù nhìn ( Bảo Đại)

    -Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc để tiêu diệt chủ lực và đầu não kháng chiến của ta; phong tỏa biên giới Việt -Trung ; phá hậu phương kháng chiến , và kết thúc nhanh cuộc chiến

    * Kế hoạch của Pháp :

    - 7-10-1947 : cho 12.000 quân Pháp tấn công lên Việt Bắc , nhảy dù xuống Bắc Cạn , Chợ Mới, Chợ Đồn , Cao Bằng .

    - Đồng thời cho hai cánh quân làm 2 gọng kìm theo đường số 4 lên Cao Bằng và theo đường số 3 xuống bắc Cạn bao vây phía đông và bắc

    - 9-10-1947 , binh đòan hỗn hợp của Pháp từ Hà Nội ngược sông Hộng , sông Lô , sông Gâm lên Tuyên Quang , Chiêm Hóa , Đài Thị (Tuyên Quang) bao vây Việt Bắc về phía Tây

    - Mở cuộc càn quét tiêu diệt lực lượng ta .

    2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ Việt Bắc .

    * Pháp đã bất ngờ bị ta giáng trả quyết liệt :

    - Bao vây, cô lập, đánh tỉa quân nhẩy dù tại Bắc cạn , Chợ Mới, chợ Đồn .

    - Ta chận đánh địch trên đường số 4 tại đèo Bông Lau ( 30-10)

    - Bẻ gãy gọng kìm : tại sông Lô trận Đoan Hùng ( 25-10) , Chiêm Hóa .

    - Truy kích địch rút chạy ở Khe Lau , vây chặt vùng chợ Chu đi Thái Nguyên , hạ tuần 12-1947 chấm dứt cuộc hành quân phiên lưu của chúng .

    Kết quả :

    -Sau 75 ngày đêm Pháp rút .Căn cứ Việt Bắc trở thành “mồ chôn quân Pháp” .

    - Căn cứ Việt Bắc được giữ vững , các cơ quan đầu não của ta an tòan , ảnh hưởng của chính phủ tăng . Quân Đội được trang bị thêm vũ khí của địch .

    - Bộ đội ta ngày càng trưởng thành


    d. Ý nghĩa :

    -Âm mưu muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng của địch bị thất bại hòan tòan .

    -Lực lượng so sánh giữa ta và địch bắt đầu thay đổi theo chiều hướng có lợi cho ta .

    -Như vậy nhờ kháng chiến lâu dài ta có thể chuyển dần từ yếu sang mạnh

    [​IMG]
    Các chiến sĩ pháo binh sông Lô trong chiến dịch Thu Đông 1947.
    V. ĐẨY MẠNH KHÁNG CHIẾN TÒAN DÂN, TÒAN DIỆN

    Sau thất bại ở Việt Bắc , Pháp thực hiện chính sách “Dùng người Việt đánh người Việt , lấy chiến tranh nuôi chiến tranh “

    Việt Nam :

    + “Đánh lâu dài

    + Quân sự: vũ trang tòan dân, đánh du kích .

    + Chính trị và ngoại giao:

    -1948 ta bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã .

    -6-1949 thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt .

    -14-1-1950 Bác Hồ tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước.

    + Kinh tế : ta phá hoại kinh tế địch và bảo vệ nền kinh tế dân chủ nhân dân của ta .

    + Văn hóa , giáo dục : 7-1950 cải cách giáo dục phổ thông , hệ thống giáo dục 9 năm để phục vụ kháng chiến và kiến quốc


    Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập​
    Loading...

Chia sẻ trang này