Những cột mốc phát triển quan trọng của não thai nhi

Thảo luận trong 'Chăm sóc bé' bắt đầu bởi SV2013, 16/6/15.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Ngay trong giai đoạn đầu, não thai nhi đã có 25.000 tế bào thần kinh được hình thành mỗi phút, từ đó não trẻ sẽ phát triển không ngừng.

    Nắm được những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi sẽ giúp mẹ lên kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc bé tối ưu, tạo nền tảng cho quá trình tăng khả năng nhận thức, tư duy sau này.

    Một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não thai nhi mà mẹ cần lưu ý:

    Tuần tuổi thứ 8

    Theo Tiến sĩ Lynn Singer, Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio (Mỹ), bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3, thứ 4, các cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống của thai nhi bắt đầu diễn ra. Đến khoảng tuần tuổi thứ 8, não bộ của bé bắt đầu phát triển, các tế bào thần kinh trong não được phân nhánh để kết nối với nhau, hình thành những "đường mòn" đầu tiên trên não. Ở thời điểm này, thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp đập của trái tim mẹ, những bước sóng âm thanh, xung truyền của cảm xúc sẽ kích thích lên não bộ của bé, giúp thai nhi cảm nhận được thông tin phát ra từ mẹ. Vì thế, mẹ nên dành thời gian trò chuyện, hát cho bé nghe ngay từ thời điểm này như một biện pháp hiệu quả hỗ trợ não bé phát triển.

    [​IMG]

    Mẹ có thể trò chuyện cùng con từ tuần thứ 8. Ảnh: Getty Images

    Tuần tuổi thứ 20

    Đây là thời điểm các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới đỉnh cao. Các tế bào thần kinh đã được chuyên biệt hóa cho 5 giác quan: vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Não bộ của bé phát triển tăng tốc vào giai đoạn này, chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14. Từ thời điểm này đến cuối thai kỳ, não tăng gấp 6 lần cả về kích thước và khối lượng, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho não chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

    Một chế độ dinh dưỡng hợp lý vào thời điểm này sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ não bé phát triển toàn diện, ví dụ các loại thực vật đậm màu giàu Acid folic và DHA, sắt, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, việc ba mẹ trò chuyện, giao tiếp với bé bằng lời nói và hành động cũng là yếu tố giúp não bé phát triển tốt hơn.

    3 tháng cuối thai kỳ

    Não bộ của bé phát triển nhanh nhất trong giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kỳ đến 2 tuổi (đạt khoảng 80% trọng lượng não người trưởng thành) và đạt gần 100% khi bước vào tuổi thứ 6. Thông thường, ở tuần tuổi thứ 28, trên bề mặt não bé xuất hiện vài nếp gấp, dần dần thành những nếp cuộn và các rãnh sâu vào cuối thai kỳ. Não của bé sẽ có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh vào lúc chào đời. Các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau giúp thông tin được truyền tải nhanh chóng, nhờ vậy, trẻ tập trung, ghi nhớ và xử lý tính huống tốt hơn.

    [​IMG]

    Bé có 100 tỷ tế bào thần kinh khi chào đời.

    Theo nghiên cứu của Kurlak & Stephenson năm 1999, các loại axít béo như DHA và ARA có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và tăng cường mức độ kết nối của các tế bào thần kinh. Theo khuyến nghị của WHO và FAO, hàm lượng DHA dành cho thai phụ là 200mg mỗi ngày và trẻ dưới một tuổi cần 17mg HA trên 100kcal và 34mg ARA trên 100kcal.
    Nguồn ebe​
    Loading...

Chia sẻ trang này