Ôn tập: Chuyên đề vấn đề phân bố dân cư nước ta

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 12' bắt đầu bởi tkt057, 26/6/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator

    PHÂN BỐ DÂN CƯ, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT

    1. Chứng minh rằng: dân cư nước ta phân bố không đều.
    2. Giải thích nguyên nhân của sự phân bố không đều đó.
    3. Sự phân bố dân cư không đều có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và nêu hướng giải quyết?


    Giải đáp:

    1. Dân cư nước ta phân bố đều
    a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
    - Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)
    - Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:
    + Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2
    + Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2
    - Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp
    + Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.
    + Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2
    - Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
    - Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
    - Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

    b. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn.
    - Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất và đang có xu hướng giảm liên tục từ 80,5 % (1990) xuống còn 73,1 % (2005).
    - Dân số thành tị chiếm tỉ trọng thấp hơn và đang có xu hướng tăng liên tục từ 19,5 % (1990) lên 26,9 % (2005).

    2. Nguyên nhân:
    - Ở đồng bằng do có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, …) nên dân cư tập trung đông.
    - Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thì dân cư tập trung đông, như Đồng bằng sồng Hồng ở nước ta.
    - Những vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội mạnh và có khả năng khai thác tài nguyên thiên nhiên thì dân cư tập trung đông, mật độ cao.
    - Ngoài ra, ở vùng đồng bằng là nơi có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động, nên kinh tế phát triển nhanh, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra mạnh hơn ở trung du miền núi.
    - Còn vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thấp thì ngược lại.

    3. Hậu quả và hướng giải quyết
    a. Hậu quả:
    Sự phân bố dân cư chưa hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng. Vì vậy, việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.

    b. Hướng giải quyết
    - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong phạm vi cả nước, trong từng vùng.
    - Phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở miền núi.
    - Hạn chế di dân tự do.
    Loading...

Chia sẻ trang này