Sinh viên đi làm thêm: những điều cần lưu ý

Thảo luận trong 'Kỹ năng mềm' bắt đầu bởi SV2013, 12/8/13.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Sinh viên đi làm thêm: những điều cần lưu ý
    MUÔN NẺO LÀM THÊM
    Sinh viên đi làm thêm đã trở thành hiện tượng phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng, nhất là ở các thành phố lớn. Thời kì bão giá, mọi chi tiêu của sinh viên không thể phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, nhất là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Hơn nữa đi làm thêm cũng là cách để sinh viên va chạm thực tế, có thêm kinh nghiệm sống và làm việc sau này. Với những sinh viên xin được việc làm thêm cùng chuyên ngành đang học thì đây là một lợi thế. Song không phải ai cũng có may mắn này, phần lớn sinh viên phải làm thêm những công việc như tiếp thị, bán hàng, phục vụ nhà hàng, phát tờ rơi, gia sư…Hầu như đầu không làm đúng chuyên ngành. Nắm đựơc nhu cầu này của sinh viên đồng thời cũng để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, các trung tâm giới thiệu việc làm mọc lên như nấm sau mưa. Và những câu chuyện dở khóc, dở cười với những trung tâm này cũng bắt đầu trở thành đề tài trong các câu chuyện của sinh viên.


    [​IMG]
    Sinh viên đọc báo tìm việc​

    MUÔN KIỂU TRUNG TÂM
    Có nhiều loại hình trung tâm giới thiệu việc làm được lập ra với nhiều kiểu tên gọi khác nhau. Một số trung tâm chỉ chuyên giới thiệu công việc gia sư vì nhu cầu gia sư là nhu cầu lớn đối với sinh viên. Những trung tâm này thường quảng cáo với những khẩu hiệu như : “Trung tâm gia sư chất lượng cao”, “ Gia sư sư phạm”…Khi đến với những trung tâm này lần đầu tiên bạn sẽ nhận được một bảng những lớp gia sư, không có địa chỉ cụ thể của gia đình. Nếu bạn chọn được suất dạy rồi thì phải nộp tiền phí phần trăm, thường là 30-50% tiền lương tháng dạy đầu tiên. Hợp đồng đựơc kí bạn nới nhận được địa chỉ cụ thể nơi cần đến để gặp gia đình. Có thể nói, đây là một cách “bảo mật” địa chỉ cảu cá trung tâm. Trong trường hợp không nhận đựơc suất dạy bạn có thể đựoc chuyển bù cho gia đình khác. Sẽ là may mắn cho những bạn được nhận vì có những sinh viên đến trung tâm và gia đình sinh viên rất nhiều lần nhưng vẫn phải ngồi đợi việc. Không ít sinh viên xin rút tiền nhưng chỉ nhận đựơc 70% tiền đặt cọc, thủ tục thì nhũng nhiễu, rắc rối.
    Các trung tâm khác phần lớn làm theo kiểu “việc gì cũng có thể đáp ứng”. Công việc có thể là nhân viên bán hàng, phục vụ nhà hàng, bán vé xem phim, phát tờ rơi, giao hàng, gấp phong bì, xếp bóng tennis…Những công việc này cũng đòi hỏi sinh viên phải nộp tiền đặt cọc trước, có khi lên đến 1.000.000đ. Cũng có hình thức sinh viên được làm thử việc, kí hợp đồng nhưng không đặt tiền cọc, sinh viên sẽ chỉ nhận ½ tháng lương đầu từ nhà tuyển dụng, phần còn lịa nhà tuyển dụng sẽ nộp cho trung tâm. Nếu sinh viên bỏ việc giữa chừng thì không nhận đựơc khoản lương nào cả. Tuy nhiên kiểu giao dịch này hiếm thấy ở các trung tâm.

    [​IMG]
    Sinh viên đi làm ngày Trung thu​
    Bên cạnh các trung tâm làm việc hợp pháp là những trung tâm ảo. Công việc ban đầu được đưa ra với mức lương cao, hợp đồng giao tiền cho trung tâm xong sinh viên sẽ được nhận việc. Song công việc phần lớn là quá sức của sinh viên, ép thời gian khiến sinh viên tự bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng. Chẳng hạn như công việc gấp phong bì tại nhà. Thoạt đầu sinh viên nhận thấy đây là công việc rất ổn vì có thể làm tại nhà, ăn theo sản phẩm. Song những yêu cầu như 6hph sáng phải có mặt tại cơ sở nhận hàng, chiều 18h giao hàng, yêu cầu phải đền bù khi làm hỏng sản phẩm...khiến nhiều sinh viên phải bỏ cuộc. Đó là chưa kể những trung tâm đã kí hợp đồng xong, nhận tiền cọc rồi hẹn không chính xác giờ đưa sinh viên đến nơi làm việc. Những cuộc hẹn cứ dài ra với muôn ngàn lý do khiến sinh viên bỏ cuộc ngay khi chưa thấy công việc như thế nào. Thời gian làm thủ tục trả tiền cọc lúc này được kéo dài ra, rườm rà, hạch sách khiến sinh viên nản mà chịu mất tiền. Có sinh viên phải đến trung tâm chờ giải quyết suốt 3, 4 tháng nhưng vẫn hoàn trắng tay. Tiền mất, tật mang là vì vậy!
    LÀM GÌ KHI CHỌN TRUNG TÂM TƯ VẤN?
    Tốt hơn hết khi muốn tìm việc làm thêm bạn hãy tìm việc trực tiếp nơi tuyển việc. Bạn cũng có thể tìm qua sự giúp đỡ của bạn bè, qua báo chí…Tuy nhiên vì chọn trung tâm là giải pháp giúp tìm việc nhanh nên bạn phải chú một số điểm khi lựa chọn kiểu tìm việc này:
    - Khi đọc báo tìm việc, các trung tâm ảo thường giới thiệu việc trá hình như : “không qua trung gian”, “đây là trụ sở làm việc chính”, “ không qua trung tâm”, “tìm việc nhanh”, “liên hệ qua điện thoại trước khi đến kí hợp đồng”…ngay cả khi bạn đến tận nơi, gọi điện hỏi trực tiếp họ vẫn khéo léo trá hình. Hãy tránh xa những trung tâm này!
    - Thông tin tìm việc như: “tuyển nhân viên bán hàng, gấp phong bì,…nộp hồ sơ tại X, gặp Y, số điện thoại Z” luôn luôn là các trung tâm, bạn nên cẩn thận khi tìm đến những địa chỉ này.
    - Hãy đọc hợp đồng kĩ trước khi kí! Bạn phải chú ý đén từng dấu chấm, dấu phẩy trong hợp đồng, xem lại thời gain làm việc cho hợp lý vì đó là cơ sở để những trung tâm ảo lừa bạn. Đừng vội vàng nhận việc vì họ cũng cần bạn chứ không chỉ bạn cần họ!
    - Hãy đến với những trung tâm đã được những anh chị đi trước lựa chọn và môi giới có hiệu quả, nếu nhờ anh chị ấy cùng đến trung tâm thì càng tốt.
    - Những bạn sinh viên năm thứ nhất chưa nên vội đi làm thêm, nếu muốn làm thì sớm nhất là vào học kì II khi đã ổn định với cuộc sông mới. Sự thiếu tự tin, những bỡ ngỡ ban đầu của bạn là cơ hội cho nhưng trung tâm ảo!
    -Các bạn có thể tham khảo ở đây một số trung tâm có uy tín trên địa bàn Hà Nội đã được kiểm định như: 708 Minh Khai, 35 Ngõ Giếng- Ô Chợ Dừa, 23 ngõ 167 Tây Sơn, 88 Trần Nhật Duật, 37 Nguyễn Chí Thanh, 149 Giảng Võ, 347 Đội Cấn, d8a.8 Giảng Võ…
    [​IMG]
    Thông báo tuyển gia sư​
    Có công việc làm thêm ổn định là điều mà bất cứ sinh viên nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, làm sao để công việc không chi phối việc học là điều rất quan trọng. Đừng để chúng ta bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền qua sớm vì chúng ta còn nhiều điều nữa cần phải quan tâm trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, học hành, tương lai…Chúc các bạn có được những lựa chọn đúng!
    Bài và ảnh: Bùi Thu Linh​
    Khoa QLVH​
    Loading...

Chia sẻ trang này