THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN ĐỂ CÓ HỆ TIÊU HÓA KHỎE MẠNH

Thảo luận trong 'Sức khỏe' bắt đầu bởi Hà Hồng, 29/6/13.

Loading...
  1. Hà Hồng

    Hà Hồng "1 phút thôi , nhưng đủ thay đổi cuộc đời bạn"

    Đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, táo bón… là những dấu hiệu báo động của một hệ tiêu hóa không tốt. Để đẩy lùi tình trạng đó, bạn nên bổ sung nhiều chất xơ, ăn sữa chua hằng ngày và hạn chế những loại thực phẩm "khắc tinh" của đường ruột.

    Thực phẩm bạn nên hạn chế trong thực đơn hằng ngày
    - Các món rán: ở nhiệt độ cao, chất béo trong dầu mỡ sẽ kết hợp với thực phẩm tạo thành các chất khó tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu. Đối với những người mắc bệnh về đường ruột, việc thường xuyên ăn đồ ăn chiên, rán sẽ làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
    - Thực phẩm cay: đồ cay có chứa một chất kích thích, sau khi vào dạ dày, chất này có thể làm "tê liệt" hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ trở nên khó khăn hơn. Những người mắc các bệnh như: viêm loét dạ dày, phù nề, viêm thực quản nên tránh xa loại thực phẩm này vì chúng có thể gây chảy máu.

    [​IMG]
    (Để bảo vệ hệ tiêu hóa, bạn không nên ăn đồ cay).

    Thức ăn giàu tinh bột: các loại ngũ cốc, lúa mạch hay một số loại thực phẩm giàu tinh bột sẽ thành "gánh nặng" của hệ tiêu hoá nếu lượng nạp vào quá nhiều. Hàm lượng tinh bột khi không được cơ thể hấp thụ hết sẽ tích tụ tại dạ dày, gây nên cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
    - Thực phẩm có vị chua: Hầu hết thực phẩm có vị chua như: cam, quýt, cà chua… đều rất giàu vitamin C. Nhưng thực chất, vitamin C lại không có tác dụng đối với hệ tiêu hóa. Dạ dày có chứa sẵn axit và các men tiêu hóa. Việc ăn nhiều thực phẩm có vị chua, nhất là vào lúc đói có thể làm lượng axit trong dạ dày tăng lên đột ngột, gây cảm giác đau cồn ruột và sau đó là trướng bụng nếu ăn no (do dịch vị không đủ vì đã bị tiết ra quá nhiều trước đó).

    Thực phẩm nên ăn hằng ngày
    - Các loại rau xanh giàu chất xơ: chất xơ giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa dễ dàng, giảm nguy cơ táo bón. Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh khác nhau của hệ tiêu hóa như bệnh chi nang ruột non, bệnh trĩ... Tất cả các loại rau có lá màu xanh đều hiệu quả cho táo bón. Chúng có tính kiềm là chủ yếu nên giúp trung hòa các axit được tạo ra khi ăn đường, trứng, thịt và các chất dịch cơ thể. Nhờ đó, nó duy trì được tính kiềm yếu cho đường ruột, giúp loại bỏ máu độc. Các loại rau điển hình là các loại rau lá củ cải, rau bina, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ…
    - Thực phẩm giàu kẽm: được coi là dưỡng chất rất cần thiết cho sự tái tạo của tế bào miễn dịch, những thực phẩm giàu kẽm giúp giảm tần suất và độ trầm trọng của bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng. Bạn có thể ăn thật nhiều thực phẩm chứa kẽm bằng cách bổ sung đa dạng vào thực đơn hằng ngày như: sò, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng, khoai lang, đậu phộng…
    - Tỏi: thực phẩm này giúp phòng chống các loại vi khuẩn và virus gây bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu của Anh đã chứng minh tỏi có thể làm giảm tỷ lệ cảm sốt xuống còn 1/3. Những người thường xuyên ăn tỏi sẽ ít có khả năng bị ung thư dạ dày hay ung thư ruột. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng mỗi ngày bạn nên ăn 2 nhánh tỏi để phòng ngừa bệnh tật.

    [​IMG]
    (Ăn mật ong có lợi cho hệ tiêu hóa).
    Mật ong: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có tác dụng điều hòa chức năng tiêu hóa, làm cho tiết axit dạ dày bình thường. Các thử nghiệm trên động vật đã khẳng định mật ong tăng cường chức năng của ruột, có thể rút ngắn đáng kể thời gian đi tiêu. Mật ong có tác dụng tốt với viêm đại tràng, táo bón mãn tính và không có bất cứ tác dụng phụ nào. Thực phẩm này có thể giúp giảm đau dạ dày và làm cho cảm giác nóng rát ở dạ dày biến mất.
    - Sữa chua chứa Probiotics: một số loại sữa chua được bổ sung men vi sinh sống Probiotics giúp cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột, giúp bảo vệ, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa chống lại những ảnh hưởng từ chế độ ăn uống không khoa học và ăn những thực phẩm không lành mạnh. Bên cạnh đó, Probiotics trong sữa chua còn tạo ra hàng rào bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào máu và các bộ phận khác trong cơ thể; giúp phân hủy lactose trong sữa thành glucose và galactose - hai loại đường giúp cơ thể dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng, lại ít gây dị ứng, tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và hỗ trợ hệ miễn dịch.
    (Theo Ngọc Bích)​
    Loading...

Chia sẻ trang này