trò chơi dan gian leo lét trong trẻ thành phố

Thảo luận trong 'Thư giãn - giải trí' bắt đầu bởi thaolovely, 20/5/13.

Loading...
  1. thaolovely

    thaolovely Thành viên BQT

    Trò chơi dân gian leo lét trong trẻ thành phố

    Từ khi còn là đứa trẻ cho đến lúc trưởng thành hay đã về già, người ta đều có thể tham gia chơi những trò chơi dân gian như:
    “Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát
    Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô…”
    Ngày nay, trẻ em thành phố có nhiều trò chơi cùng những trào lưu hiện đại như game online, internet, hip hop... luôn hấp dẫn các em hơn trò chơi dân gian. Tuy nhiên, nhiều cuộc khảo sát cho thấy, ở thành phố, trò chơi dân gian chỉ bị lấn át chứ không hề mất đi. Đặc biệt, những trò chơi phát triển trí tuệ, thể lực, sự nhanh nhạy như ô ăn quan, nhảy dây, cướp cờ... vẫn có sức quyến rũ riêng.
    [​IMG]
    Chơi rải ranh
    Các trò chơi dân gian Việt Nam thường đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém nên có thể dễ dàng chơi mọi lúc, mọi nơi, dụng cụ dễ kiếm, dễ làm, chủ yếu lấy từ tự nhiên, thậm chí chỉ là cái gậy, hòn đá, hòn bi được các em nhặt trong vườn, dưới ruộng là có thể lập được một hội chơi.
    Người chơi thường là những trẻ em trong xóm ấp lê la túm tụm ngoài bãi cỏ, sân nhà, sau vườn. triền đê... ngoài việc vui đùa, rèn luyện thân thể còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ.
    [​IMG]
    Thả diều
    Trò chơi của trẻ em Việt Nam thường bắt nguồn từ những bài đồng dao, một thể loại văn vần độc đáo của dân tộc. Đấy là những bài ca có nhịp điệu đơn giản gieo vần một cách thoải mái, có thể ngắn dài bất kỳ hoặc lặp đi lặp lại không dứt, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung, chỉ khác một vài tiếng địa phương.
    Cấu tạo của đồng dao có những nét độc đáo, không áp dụng vào tục ngữ, ca dao được. Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ.
    [​IMG]
    Nu na nu nống/Cái cống nằm trong/Cái ong nằm ngoài/Củ khoai chấm mật/Bụt ngồi bụt khóc/Con cóc nhảy ra/Ông già ú ụ/Bà mụ thổi xôi/Nhà tôi nấu chè/Tè he chân rụt.
    [​IMG]
    Thả đỉa ba ba/Chớ bắt đàn bà/Tha tội đàn ông/Cơm trắng như bông/Gạo vàng như nghệ/ Đổ mắm đổ muối/ Đổ chuối hạt tiêu/ Đổ niêu nước chè/ Đổ phải nhà nào/ Nhà nấy phải… chịu.
    [​IMG]
    Rồng rắn lên mây/Có cây lúc lắc/Hỏi thăm thầy thuốc/Có nhà hay không?
    [​IMG]
    Chi chi chành chành/Cái đanh thổi lửa/Con ngựa đứt cương/Ba vương ngũ đế/ Chấp chế đi tìm/Ù à ù ập
    [​IMG]
    Cái mốt, cái mai/Con trai, con hến/Con nhện chăng tơ/Quả mơ, quả mận/Cái cận, lên bàn đôi/Đôi chúng tôi/Đôi chúng nó/Đôi con chó/Đôi con mèo/Hai chèo ba/Ba đi xa/Ba về gần/Ba luống cần/Một lên tư/Tư củ từ/Tư củ tỏi/Hai hỏi năm/Năm em nằm/Năm lên sáu/Sáu lẻ tư/Tư lên bảy/Bảy lẻ ba/Ba lên tám/Tám lẻ đôi/Đôi lên chín/Chín lẻ một/Mốt lên mười/Chuyền chuyền một, một đôi...
    [​IMG]
    Hàng trầu hàng cau/Là hàng con gái/Hàng bánh hàng trái/Là hàng bà già/Hàng hương hàng hoa/Là hàng cúng Phật
    [​IMG]
    Kéo cưa lừa xẻ/Ông thợ nào khỏe/Thì ăn cơm vua/Ông thợ nào thua/Về bú tí mẹ
    Trò chơi dân gian sinh ra một cách tự nhiên và bản năng nhằm đem lại sự sảng khoái cho con người, chính vì vậy nó mang nặng sự gắn kết các mối quan hệ cộng đồng. Tính chất ấy thể hiện ở quãng thời gian được gọi là “ngày xưa…” trong mỗi chúng ta.Tiếc rằng khi xã hội xuất hiện những cách thức giải trí mới đã vô tình làm mai một vai trò quý giá ấy của trò chơi dân gian.Những trò chơi điện tử, game trực tuyến mới lạ đầy bạo lực được du nhập bằng nhiều hình thức tuy hấp dẫn giới trẻ… song đem lại "lợi ít hại nhiều".
    Loading...

Chia sẻ trang này