Vì sao I-ốt quan trọng với bà bầu?

Thảo luận trong 'Góc bà bầu' bắt đầu bởi Thanh Hằng, 22/6/15.

Loading...
  1. Thanh Hằng

    Thanh Hằng Thành viên chính thức

    Bà bầu nên ăn I-ốt ??
    Qua sách báo, các cụm từ “bệnh về tuyến giáp”, “suy giáp trong thai kỳ”, “suy giáp bẩm sinh”… thì có vẻ xa lạ, nhưng nhắc đến chuyện thiếu i-ốt thì chắc hẳn bạn sẽ thấy gần gũi hơn rất nhiều! Bà bầu nào cũng được nhắc đừng để thiếu i-ốt, vì thiếu i-ốt sẽ dễ dẫn đến suy giáp ở mẹ và ở cả thai nhi trong bụng.

    Hại thế nào nếu thiếu?

    I-ốt đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển cơ thể con người. Nó giúp tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa… duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động.

    Khi mang thai, nhu cầu i-ốt của cơ thể sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu hormon tuyến giáp cho mẹ và sự phát triển của bé yêu trong bụng. Nếu bị thiếu i-ốt trong giai đoạn này, thai phụ rất dễ gặp phải các nguy cơ như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, ảnh hưởng tới sự phát triển bào thai, nhất là bộ não của trẻ. Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chứng minh được rằng thiếu i-ốt ở thai phụ từ mức trung bình đến nặng có thể gây chậm phát triển não của thai nhi và sinh ra những em bé chậm phát triển trí tuệ, đần độn hoặc mang khuyết tật. Với bản thân người mẹ, những biến chứng trong quá trình vượt cạn thậm chí có thể đe dọa đến chính sức khỏe và tính mạng của người mẹ.

    Bổ sung i-ốt thế nào cho đúng cách?

    [​IMG]

    Khi mang thai, nhu cầu i-ốt của cơ thể sẽ tăng lên. Ảnh: Getty Images

    Bổ sung i-ốt vào muối là cách hiệu quả nhất để phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt gây ra. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một chuyện rất quan trọng là cần chọn muối i-ốt “đúng chuẩn”, tức có chứa hàm lượng i-ốt trong muối phù hợp. Không nên mua các loại muối i-ốt không có cơ sở sản xuất, cơ quan kiểm định rõ ràng.

    Hơn nữa, i-ốt là một chất dễ bay hơi nên việc bảo quản trong quá trình sử dụng cũng rất quan trọng. Bạn cần buộc chặt túi muối sau khi đã mở, hoặc đựng muối trong lọ kín, đặt ở chỗ mát, tránh đặt gần bếp hay nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp rọi vào. Thức ăn nấu sôi không nên nêm muối vào ngay mà đợi thức ăn chín, tắt bếp, sau đó mới nêm muối để hạn chế việc i-ốt mất đi vì bị đun sôi lâu.

    Ngoài muối i-ốt, bạn có thể chọn các loại sữa công thức dành cho bà bầu có bổ sung sẵn lượng i-ốt, ăn thêm một số hải sản như cua, cá…

    Đặc biệt, đừng đợi đến lúc bắt đầu mang thai mới lo kiểm tra xem tuyến giáp của mình có ổn không và chú ý đến chuyện bổ sung i-ốt đầy đủ. Nếu đợi đến lúc đó, bạn có thể đã khá trễ và gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng rồi.

    Cần biết rằng việc thiếu i-ốt ở thai phụ sẽ ảnh hưởng khác nhau trong các giai đoạn của thai kỳ. Trong 12 tuần đầu, sự phát triển của thai nhi dựa vào hormon do tuyến giáp của mẹ sản xuất là chủ yếu. Từ khoảng giữa thai kỳ, tuyến giáp của thai nhi mới bắt đầu sản xuất hormon tuyến giáp và hoạt động này là tuyệt đối cần thiết cho sự phát triển hoàn chỉnh của thai nhi.

    Do vậy, khi sự thiếu i-ốt xảy ra từ trước khi mang thai hoặc trong suốt nửa đầu thai kỳ thì sẽ tiếp tục dẫn đến thiếu hụt trầm trọng trong giai đoạn sau do nhu cầu i-ốt tăng cao ở giai đoạn kế tiếp, đáp ứng cho sự phát triển nhanh của thai nhi.

    Tốt nhất, ngay khi có ý định mang thai, bạn đã cần kiểm tra sức khỏe, trong đó có tình trạng tuyến giáp, điều trị tích cực nếu có bệnh cũng như chú trọng đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, nhất là không để xảy ra tình trạng thiếu hụt i-ốt, ngay từ trước lúc mang thai và duy trì trong suốt thai kỳ

    http://www.ebe.vn/chuan-bi-mang-thai/chuan-bi/vi-sao-i-ot-quan-trong-voi-ba-bau-2000
    Loading...
: bà bầu

Chia sẻ trang này