Vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 9' bắt đầu bởi tkt057, 25/6/15.

Loading...
  1. tkt057

    tkt057 Moderator



    1. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL?
    - Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn và tăng giá trị sản phẩm.
    - Xuất khẩu được nhiều nông sản, ổn định sản xuất.
    - Chiếm được ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước.
    - Tăng giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ
    - Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kĩ thuật ở các vùng nông thôn để có thể phục vụ tốt hơn cho sản xuất.

    2. Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long.
    - Là nội dung cơ bản trong việc cải tạo và sử dụng tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
    - Hai loại đất này chiếm S lớn (2,5 / 4 tr.ha) nếu cải tạo tốt là một xu hướng đúng và tích cực để mở rộng diện tích đất trồng trọt, tăng sản lượng...
    - Đất đai được cải tạo tốt thì thảm thực vật phát triển tốt => có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái...............

    3. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất của nước ta.

    - Diện tích lúa là 3834,8 nghìn ha, chiếm 51,1% diện tích trồng lúa của cả nước.
    - Năng suất lúa khá cao, cao hơn năng suất bình quân cả nước, đạt 50,4 tạ/ha (cả nước chỉ đạt 48,9 tạ/ha).
    - Sản lượng lúa của vùng đạt 17,7 triệu tấn trong số 34,4 triệu tấn của cả nước, chiếm 51,5% sản lượng lúa cả nước.
    - Bình quân lương thực của vùng đạt 1066,3 kg/người, cao gấp 2,3 lần mức bình quân cả nước.
    - Hằng năm, ĐBSCL cung cấp hàng triệu tấn lương thực cho các vùng khác và đóng góp 80% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, giúp nước ta trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu lúa gạo.

    4. Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
    * Về điều kiện tự nhiên:
    - Là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta: 39734 km2.
    - Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ (1,2 triệu ha), diện tích trồng lúa lớn: 3834,8 nghìn ha (>51% của cả nước).
    - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánh sáng.
    - Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
    - Có vị trí địa lí thuận lợi: 3 mặt giáp biển............

    * Về kinh tế - xã hội:
    - Dân đông, nguồn lao động dồi dào.
    - Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
    - Nhà nước đầu tư áp dụng đưa tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => hàng hoá chiếm lĩnh thị trường.
    ===>> Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực, thực phẩm. Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu lúa gạo của nước ta.

    5. Cho biết thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp của đồng bằng sông cửu long?
    + Địa hình đồng bằng, thấp tương đối bằng phẳng , rộng gần 40 nghìn km²
    + Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm
    + Nguồn nước dồi dào,phong phú.
    + Sinh vật đa dạng nguồn cá tôm và hải sản quý, chim thú, dãi rừng tràm, rừng ngập mặn diện tích lớn.
    + Đất đai có giá trị kinh tế lớn :
    - Đất phù sa ngọt màu mỡ thích hợp trộng lúa nước, cây công nghiệp.
    - Đất phèn, đất mặn được cải tạo để nuôi tròng thuỷ sản, phát triển rừng ngập mặn.

    6. Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội đối với phát triển kinh tế ở Đông Bắc Bộ và ĐB Sông Cửu Long.

    Về điều kiện tự nhiên:

    * Thuận lợi:
    - Địa hình tương đối bằng phẳng và có diện tích lớn (39734km2) Thuận lợi cho việc xây dựng các khu chuyên canh lớn.
    - Có 3 loại đất chính:
    + Đất phù sa ngọt (1,2 tr.ha) => Trồng lúa nước, cây công nghiệp.
    + Đất mặn, đất phèn (2,5 tr.ha) => Nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển rừng ngập mặn.
    - Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước dồi dào phong phú giúp cho việc sản xuất quanh năm luôn thuận lợi.
    - Đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu .
    - Nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giữa một khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
    - Bờ biển dài, nhiều đảo, quần đảo, giàu tài nguyên bậc nhất nước ta.
    - Biển ấm quanh năm, ngư trường lớn.
    - Sinh vật trên cạn, dưới nước phong phú, đa dạng.
    - Nguồn nước dồi dào, phong phú, hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt.

    * Khó khăn:
    - Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (2,5tr.ha)
    - Mùa khô kéo dài.
    - Mùa lũ thù gây ngập úng trên diện tích rộng.
    - Thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
    - Nước mặn của biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đồng bằng.

    Về dân cư - xã hội:

    - Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào.
    - Lao động cần cù, năng động, có kinh nghiệm trong thâm canh lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
    - Vùng có tỉ lệ tăng dân còn cao, tỉ lệ dân thành thị thấp, chất lượng giáo dục chưa cao.
    **Tham khảo thêm:

    1. Trả lời các câu hỏi về Vùng ĐÔNG NAM BỘ

    2. Trả lời các câu hỏi về Vùng BẮC TRUNG BỘ và DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

    3. Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta


    NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức *
    Loading...

Chia sẻ trang này