Địa lí 10 - Bài 21: Qui luật địa đới và phi địa đới +BÀI 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 10' bắt đầu bởi SV2013, 26/6/15.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    BÀI 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI
    I. Quy luật địa đới
    1. Khái niệm
    - Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
    - Nguyên nhân: Do TĐ hình cầu và bức xạ MT tạo góc nhập xạ của Mặt Trời đến bề mặt TĐ thay đổi từ xích đạo về hai cực.


    2.Biểu hiện của quy luật
    a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất

    b. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
    - 7 đai khí áp
    + 3 đai áp thấp: 1 ở XĐ, 2 ở ôn đới
    + 4 đai áp cao: 2 cận CT, 2 ở cực
    -6 đới gió: 2 MD, 2 ÔĐ, 2 Đông cực
    c. Các đới khí hậu trên Trái Đất
    Có 7 đới khí hậu chính: XĐ, cận XĐ, NĐ, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.
    d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:
    - Có 10 nhóm đất từ cực đến XĐ:
    - Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến XĐ:
    - Tuân thủ theo quy luật địa đới
    II. Quy luật phi địa đới
    1. Khái niệm
    - Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan
    - Nguyên nhân:
    + Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, núi cao.

    2.Biểu hiện của quy luật
    * Quy luật đai cao
    Khái niệm: Sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình
    Nguyên nhân:Giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưa
    Biểu hiện:phân bố vành đai đất, thực vật theo độ cao

    *Qui luật địa ô:
    Khái niệm: Sự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ
    Nguyên nhân:
    - Sự phân bố đất liền và biển, ĐD → KHLĐ bị phân hóa từ đông sang tây
    - Núi chạy theo hướng kinh tuyến
    Biểu hiện:Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ

    BÀI 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

    Trên phạm vi toàn thế giới và mỗi quốc gia, sự tăng giảm dân số chủ yếu là do biến động tự nhiên quyết định, nhưng biến động đối với từng vùng còn do cả biến động cơ học


    I.Dân số và tình hình phát triển DSTG
    1. Dân số thế giới
    - Năm 2001 là 6.137 triệu người
    - Giữa năm 2005 là 6.477 triệu người.
    - Quy mô dân số giữa các châu lục và các nước khác nhau (có 11 quốc gia/200 quốc gia với dân số trên 100 triệu người, 17 nước có số dân từ 0,01- 0,1 triệu người)
    - Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn

    2. Tình hình phát triển dân số thế giới
    - Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người càng rút ngắn từ 123 năm xuống 32, xuống 15 năm, 13 năm, 12 năm.
    -Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút ngắn: Từ 123 năm còn 47 năm.
    => Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX do tỉ lệ tử vong giảm nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe,...

    II. Gia tăng dân số
    1.Gia tăng tự nhiên
    a.Tỉ suất sinh thô: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị:‰)
    - Nguyên nhân: sinh học, tự nhiên, tâm lí xã hội, hoàn cảnh kinh tế, chính sách phát triển dân số.
    -TLCH: Tỉ suất sinh thô xu hướng giảm mạnh, ở các nước phát triển giảm nhanh hơn, nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm phát triển.
    b.Tỉ suất tử thô:Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm(đơn vị:‰)
    -Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt(tuổi thọ TB tăng),mức chênh lệch tỉ suất tử thô giữa các nhóm nước không lớn như tỉ suất sinh thô.
    - Nguyên nhân: Do đặc điểm KT-XH, chiến tranh, thiên tai,...
    c.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên(Tg)
    - Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số (đơn vị: %)
    - Có 5 nhóm:
    + Tg 0%: Nga, Đông Âu
    + Tg = 0,1-0,9%: Bắc Mĩ,Ôxtrâylia,TQ, Cadắctan, Tây Âu
    +Tg =1 -1,9%:Việt Nam,Ấn Độ,Bra xin, Mêhicô, Angiêri,..
    +Tg=2-2,9%:Đa số các nước ở châu Phi, Ảrậpxêút,Pakíttan,Ápganixtan,Vêlêduêla, Bôlivia,..
    +Tg 3%:Côngô,Mali,Yêmen,Mađagaxca
    d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
    -Gây sức ép lớn đối với phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường

    2. Gia tăng cơ học: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
    - Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia,trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô DS.
    - Nguyên nhân:Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm; Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp
    3. Gia tăng dân số:Tỉ suất gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học.(đơn vị%)
    Loading...

Chia sẻ trang này