Địa lý 10 - Bài 15: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính

Thảo luận trong 'Địa lý lớp 10' bắt đầu bởi SV2013, 26/6/15.

Loading...
  1. SV2013

    SV2013 Thành viên chính thức

    Bài 15. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH


    I) Sự phân bố khí áp
    -K/n: Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt đất.
    - Khí áp cao thấp phụ thuộc vào tỉ trọng không khí.
    1) Phân bố các đai khí áp trên TĐ.
    - Các đai khí áp cao khí áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
    +) Dọc theo XĐ là đai áp thấp.
    +) Khu vực cận CT ở khoảng vĩ độ 30˚B &30˚N là 2 đai áp cao.
    +) Ở 2 VT 60˚B&N là 2 đai áp thấp.
    +) Ở cực B&N là 2 đai áp cao.

    2) Nguyên nhân thay đổi của khí áp
    a) Khí áp thay đổi theo độ cao
    - Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ"Khí áp giảm.
    b) Khí áp thay đổi theo nhiệt độ.
    - Nhiệt độ tăng "Không khí nở ra tỉ trọng giảm đi" Khí áp giảm.
    - Nhiệt độ giảm" không khí co lại tỉ trọng tăng"Khí áp tăng.
    c) Khí áp thay đổi theo độ ẩm
    - Độ ẩm cao "Khí áp giảm.
    - Độ ẩm thấp"Khí áp tăng.

    II) Một số loại gió chính
    - K/n: Gió là sự c/đ của không khí theo chiều ngang tương đối với mặt đất đặc trưng bởi tốc độ và hướng.
    - Tốc độ: m/s, km/h, cấp gió (12 cấp)
    - Hướng được xác định bởi hướng không khí từ đâu chuyển đến.

    [​IMG]

    - Ng/nhân sinh ra gió do có sự chênh lệch khí áp theo chiều ngang để đẩy không khí c/đ từ nơi áp cao "áp thấp.
    - Lực Côriôlít làm lệch hướng gió: BBC lệch về bên phải, NBC lệch về bên trái so với hướng c/đ.
    1) Gió tây ôn đới
    - Phạm vi hoạt động: Thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới (30˚) về phía áp thấp ôn đới (60˚)
    - Thời gian hoạt động: Quanh năm.
    - Hướng gió: Hướng Tây chủ yếu
    +) BBC: Tây Nam.
    +) NBC: Tây bắc
    - Tính chất: Mang theo mưa nhỏ chủ yếu là mưa phùn"độ ẩm cao.

    2) Gió mậu dịch
    - Phạm vi hoạt động: Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp XĐ.
    - Thời gian hoạt động: Quanh năm.
    - Hướng gió:
    +) BBC: Đông bắc.
    +) NBC: Đông nam
    - Tính chất: Khô, ít mưa.

    3) Gió mùa
    - K/n: Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ở 2 mùa ngược chiều nhau.
    - Ng/ nhân hình thành gió mùa:
    - Do sự nóng lên hoặc lạnh đi ko đều giữa lục địa và ĐD theo mùa từ đó có sự thay đổi các vùng khí áp cao, khí áp thấp ở lục địa và ĐD.
    - Do sự chênh lệch về nhiệt độ, khí áp giữa BBC và NBC ở vùng Nhiệt đới.
    - Thường có ở đới nóng như: Nam Á, ĐNA, Đông phi, ĐB Ôtxtrâylia…và 1 số nơi thuộc vĩ độ trung bình: Phía đông TQ, ĐN LBN, ĐN Hoa kì.

    4) Gió địa phương
    a) Gió biển, gió đất
    - Hình thành vùng bờ biển.
    - Thay đổi hướng theo ngày đêm.
    - Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền"Gió biển. Ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển"Gió đất.
    - Nguyên nhân: do sự chênh lệch t˚giữa đất và nước ở những vùng ven biển.
    b) Gió phơn.
    +) Điều kiện hình thành: Khi gió mát, ẩm thổi tới một dayc núi bị chặn lại không khí ẩm bốc lên cao t˚ hạ thấp gặp lạnh đổ mưa.
    Khi gió vượt qua đỉnh núi độ ẩm giảm nhiệt độ tăng.
    - Theo tiêu chuẩn không khí ẩm lên cao 1000m giảm 6 độ, khi xuống núi t˚tăng theo tiêu chuẩn không khí khô là 1000m tăng 10 độ.



    Sưu tầm​
    Loading...

Chia sẻ trang này